Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Gỗ nguyên liệu:Rừng tự nhiên và rừng trồng tại Nam Phi

NHỮNG NGÀNH HÀNG/ SẢN PHẢM VIỆT NAM CÓ THỂ NHÁP KHẨU TỪ NAM PHI
2.1. Gỗ nguyên liệu
Rừng tự nhiên và rừng trồng tại Nam Phi

Nam Phi là nước có lượng mưa hàng năm rất thấp. Diện tích rừng chỉ chiếm khoảng 0,5%, chủ yếu nằm ở vùng ven biển phía Nam, phía Đông và Đông Bắc. Đây chính là lý do từ lâu Nam Phi đã quan tâm đến việc bảo tồn rừng tự nhiên và đặc biệt là trồng rừng. Công nghiệp trồng rừng đã được chính phủ rất quan tâm, đưa ra những chính sách khuyến khích và mạnh dạn giao cho tư nhân quản lý. Đến nay rừng trồng của Nam Phi chiếm 1,5 triệu ha, bằng 1,4% diện tích Nam Phi. Mặc dù diện tích khai thác gỗ Nam Phi chỉ chiếm 0,07% điện tích khai thác trên toàn thế giới nhưng chiếm 1,2% tổng sản phẩm khai thác của thế giới. Theo số liệu năm 1996/1997, Nam Phi đã khai thác được 18,6 triệu m3 gỗ tròn trị giá 1 ,7 5 tỷ Rand và thu về 9, / 5 tỷ Rand từ nguồn gỗ xẻ, ván sàn, bột giấy, gỗ hầm mỏ...

Ngoài ra, ngành lâm nghiệp Nam Phi có quan hệ hợp tác chặt chẽ vớt các đồng nghiệp khối SADC nơi có nguồn rừng dự trữ phong phú và đóng vai trò đầu tàu trong khối.

Hiện nay, Nam Phi là một trong những nước đúng đầu thế giới trên lĩnh vực quản lý, nghiên cứu rừng trồng. So với khối SADC và thế giới, khu vực kinh tế tư nhân tại Nam Phi đóng vai trò hàng đầu trong việc đầu tư trồng rừng và chế biến gỗ một cách hiệu quả và bền vững. 70% diện tích rừng trồng và 90% cơ sở chế biến gỗ do tư nhân sở hữu, bao gồm các tập đoàn lớn như SAPI, MONDI FORESTRY cho đến các hợp tác xã và tư nhân cá thể.

Rừng trồng

Tổng diện tích rùng trồng : 1 518 138 ha

Sở hữu nhà nước: 455 541 ha (30%)

Sở hữu tư nhân (công ty): 743 270 ha (49%)

Sở hữu tư nhân (nông dân): 319 327 ha (21%)

Phân vùng

Tỉnh Eastem Cape 11%

Tỉnh Kwazulu - Natal 30%

Tỉnh Mpumalanga 4 1 %

Chủng loại

Gỗ mềm 52,6% - 797 610 ha

Gỗ bạch đàn, khuynh diệp 39,3% - 597 964 ha

Gỗ wattle 7,4% - 112 029 ha

Gỗ khác 0,7% - 10 535

Qua nghiên cứu và thực tế buôn bán giữa hai nước trong thời gian qua cho thấy Nam Phi hoàn toàn có đủ yếu tố trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ ổn định và lâu dài cho ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
Nhập khẩu gỗ từ Nam Phi của Việt Nam

Trong những năm gần đây, do yêu cầu nghiêm ngặt đối với việc bảo vệ môi trường, các nhà nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam yêu cầu phải có giấy chứng nhận FSC chứng minh việc sử dụng gỗ nguyên liệu từ rừng trồng. Do đó Nam Phi đã trở thành một trong những thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam. Các loại gỗ Việc Nam nhập từ Nam Phi chủ yếu là các loại bạch đàn (bạch đàn đỏ, bạch đàn vàng và bạch đàn trắng), khuynh diệp và gỗ thông.

Hiện nay Việt Nam nhập trung bình khoảng 40 đến 50 container một tháng, với tỷ lệ khoảng 50150 gỗ tròn và gỗ xẻ. Giá bình quân (CIF) US$200/m3 cho gỗ tròn và US$ 370 đến US$400/m3 cho gỗ xẻ.

Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi thường nhận được nhiều yêu cầu của doanh nghiệp liên quan đến việc nhập gỗ từ Nam Phi trong đó có Công ty Cổ phần Việt Trang, Công ty Trường Thành, VINAFOR, Công ty XNK Bình Định, Hoàng Anh Gia Lai, Công ty Long Đại, Công ty Sài Gòn Xanh, Công ty Cổ phần Yên Sản, NAFORIMEX Hà Nội... Đặc biệt là Công ty Cổ phần Việt Trang đã mở chi nhánh tại TP.Port Elizabeth - Nam Phi chuyên phục vụ cho việc nhập khẩu gỗ từ Nam Phi và các thị trường lân cận.

Các quy định pháp luật liên quan đến việc khai thác và xuất khẩu gỗ của Nam Phi

Về các thủ tục liên quan đến việc quản lý rừng tự nhiên và rừng trồng (kể cả khai thác), đề nghị tham khảo các trang web sau:
www.forestry.co.za
www.foresters.org.za

Bộ chứng từ xuất khẩu cần gồm có:

  1. Giấy chứng nhận FSC
  2. Giấy chứng nhận xuất xứ
  3. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
  4. Giấy phép xuất khẩu
Tiếp cận thị trường

Phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất là mở văn phòng đại diện hoặc chi chánh tại các vùng nguyên liệu gỗ của Nam Phi. Trong thời gian qua, Công ty Cổ phần Việt Trang TP. HỒ Chí Minh đã nhập khẩu gỗ nguyên liệu khá hiệu quả sau khi mở chi nhánh tại thành phố cảng Port Elizabeth, một trong những vùng cung cấp gỗ chủ yếu của Nam Phi. Với việc có mặt tại đây, Công ty CP Việt Trang đã tạo sự cạnh tranh về giá thông qua các biện pháp cụ thể sau:
  1. Tự do quy cách gỗ (tiết kiệm khoảng 5%).
  2. Tự đóng hàng vào container (tiết kiệm khoảng 10% cước tàu).
  3.  Tiếp cận và tìm được nhà cung cấp tận gốc với giá tốt nhất.
  4.  Giảm chi phí chuyên chở trên bộ thông qua việc giao dịch trực tiếp với các nhà vận tải ở nước sở tại.
Những điểm cần lưu ý khi mua gỗ từ Nam Phi
- Do cách xa về mặt địa lý nên cước tàu chiếm tỷ trọng khá trong cơ cấu giá nhập khẩu. Do đó doanh nghiệp cần đầu tư tìm kiếm hãng tàu biển có chi phí cạnh tranh.

- Giá cả chủ yếu bị chi phối bởi tỷ giá lên xuống giữa đồng đô la Mỹ và đồng Rand.

- Năm 2003, đồng Rand mạnh lên rất nhiều so với đồng đô la Mỹ. Do đó gia nhập khẩu cũng tăng lên. .

- Để bảo đảm việc giao hàng kịp thời, doanh nghiệp cần có kế hoạch trước tối thiểu là sáu (6) tháng do việc khai thác và chế biến (đối với trường hợp gỗ xẻ) cần thời gian và có nhiều khách hàng đặt mua.
Cơ chế nhập khẩu

Để phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, cách tốt nhất nên để cơ chế thị trường điều chế, không nên tập trung đầu mối nhập khẩu. Hạn chế của cơ chế này là có thể xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán, phá giá thị trường dẫn đến thiệt hại cho các nhà nhập khẩu gỗ Việt Nam.

2 nhận xét:

  1. Preview rất bổ ích và có giá trị cao. Độc giả nào quan tâm đến gỗ thì vào tham khảo nè. Tks nhé!!
    …….Tomynguyen….
    bán máy bào gỗ tốt nhất tại tphcm

    Trả lờiXóa