THỊ TRƯỜNG ĐỒ GỖ VÀ NỘI THẤT HOA KỲ (MỸ)
I. Quy mô thị trườngMỹ là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và đồ nội thất hàng đầu thế giới. Hàng năm Mỹ nhập một khối lượng trên 40 tỷ USD đồ gỗ và nội thất. Năm 2002 Mỹ nhập khẩu khoảng gần 16 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ (HTS44) và 27 tỷ đồ nội thất và đồ gỗ (HTS94). Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Công nghiệp đồ nội thất (Furniture Industry Research Institute, www.csilmilano.com), sức tiêu thụ đồ nội thất ở Mỹ sẽ tăng 25,5% trong giai đoạn 2000-2010, đạt mức 80,04 tỷ USD năm 2010.
Chỉ tiêu cho đồ gỗ và nội thất tăng một cách đáng kể ở khắp các bang trên nước Mỹ, trong đó các bang miền Tây luôn giữ vị trí hàng đầu. Hiện tại bang California là thị trường hàng gỗ và nội thất quan trọng nhất của Mỹ, Texas và Florida cũng là các thị trường rất lớn cho các nhà xuất khẩu hàng gỗ và nội thất trên toàn thế giới. Bang Washington ở phía đông bắc không chỉ có vị trí thuận lợi mà còn có tốc độ siêu tăng trưởng, tuy nhiên các bang được dự đoán có tiềm năng tăng trưởng cao nhất trong tương lai là Nevada, Utah, Arizona và Colorado.
Không chỉ nhập khẩu, Mỹ cũng là nước xuất khẩu gỗ và đồ gỗ hàng đầu thế giới và ngành công nghiệp gỗ của Mỹ cũng rất năng động. Tổng số các công ty chế biến gỗ ở Mỹ lên tới 86.000 công ty, trong đo có khoảng 19.000 công ty sản xuất gỗ, 53.000 công ty sản xuất đồ gỗ và 14.000 công ty chế tạo nội thất. Oregon là bang sản xuất đồ gỗ lớn nhất của Mỹ, trong khi bang North Caronia là gang sản xuất đồ gỗ nội thất lớn nhất. Ngành công nghiệp gỗ của Mỹ rất chủ động trong việc xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm đạt 5-6 tỷ USD. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mức độ năng động của ngành công nghiệp gỗ bị giảm sút, nguyên nhân chủ yếu là vì hàng hóa Mỹ bị đội giá do giá lao động cao và tỉ giá đô la Mỹ ngày càng cao so với nhiều đồng tiền khác (trừ Euro sau chiến tranh Iraq đã tăng giá so với đồng đô la Mỹ).
Phân tích nhập khẩu của Mỹ cho tháy những mặt hàng nhập khẩu lớn nhất là: bàn ghế bằng gỗ (chiếm 15% nhập khẩu của nhóm HTS94), phụ kiện ghế dùng cho xe cộ bằng kim loại (13%), đồ gỗ nhà bếp (8%), bàn ghế văn phòng (7%), gỗ tùng bách (39% nhập khẩu của nhóm HTS44).
Nhập khẩu đồ nội thất và đồ gỗ của Mỹ (năm 2002)
HTS | Tên hàng | Trị giá (triệu USD) | Tỷ trọng |
94036080 94019010 94035090 94032000 94051060 94016160 94017900 94039070 94054080 94033080 94016960 94016140 94039080 94019050 94054060 94017100 94052060 94055040 94031000 94052080 94049085 94059940 94053000 94038060 94049080 94049020 94029000 94037080 94016980 94051080 94038030 |
Bàn ghế bằng gỗ Phụ tùng ghế xe cộ kim loại Đồ gỗ dùng nhà bếp Bàn ghế văn phòng kim loại Đèn chùm trang trí nơi công cộng Ghế gỗ nhồi đệm bằng vật liệu khác Ghế kim loại không nhồi đệm Phụ tùng ghế thực vật Đèn trang trí không kim loại Đồ văn phòng bằng vật liệu khác Ghế nhồi đệm bằng gỗ Ghế gỗ nhồi đệm Phụ tùng bàn ghế khác Phụ tùng ghế xe cộ, khôn kim loại Đèn trang trí khác bằng kim loại Ghế kim loại nhồi đệm Đèn cây bằng kim loại Đèn không dùng điện Đồ nội thất văn phòng Đèn cây làm bằng vật liệu khác kim loại Phủ giường bằng vật liệu khác Phụ tùng đèn không dùng điện Đèn Noel Ghế bằng vật liệu thực vật khác Phủ giường bằng bông Gối Bàn ghế y tế Bàn ghế nhựa Ghế gỗ không nhồi đệm Đèn chùm trang trí nhà ở Ghế bằng mây tre |
3.897
3.545 2.059 1.990 1.176 965 897 639 639 603 585 546 546 487 483 472 423 410 360 338 302 284 238 227 200 170 165 159 156 150 117 |
14,6%
13,3% 7,7% 7,4% 4,4% 3,6% 3,4% 2,4% 2,4% 2,3% 2,2% 2,0% 2,0% 2,0& 1,8% 1,8% 1,6% 1,5% 1,3% 1,1% 1,1% 0,9% 0,8% 0,7% 0,6% 0,6% 0,6% 0,6% 0,6% 0,6% 0,4% |
Tổng nhập khẩu HTS94 |
26.717
|
100%
|
Nhập khẩu gỗ vằ gỗ chế biến của Mỹ (năm 2002)
HTS | Tên hàng | Trị giá (triệu USD) | Tỷ trọng |
44071000 44189045 44102900 44102100 44091040 44140000 44111940 44121340 44089001 44079900 44185000 44121405 44201000 44121431 44121940 44112100 44081001 44152080 44072400 44219040 |
Gỗ tùng bách Đồ mộc bằng gỗ Gỗ ván xẻ đã sơ chế Gỗ ván xẻ thô cha mài nhẵn Gỗ ép Khung ảnh bằng gỗ Gỗ dán trên 0.8g/cm3 Gỗ dán 6mm bằng gỗ nhiệt đới Gỗ bìa mỏng để làm gỗ dán Gỗ không phân hạng khác Gỗ dăm Gỗ dán 6mm bằng gỗ không phải nhiệt đới Tượng Gỗ Gỗ dán 6mm không phủ mặt Gỗ dán 6mm bằng tùng bách Gỗ dán từ 0.5-0.8g/cm3 Gỗ dán dời 6mm Gỗ palet Gỗ nhiệt đới Mành che |
6.156
806 558 518 463 399 338 300 287 286 230 213 189 184 164 143 136 113 91 72 |
39%
5% 4% 3% 3% 3% 2% 2% 2% 2% 1% 1% 1% 1% 1% 1% 1% 1% 1% 0% |
Tổng nhập khẩu nhóm HTS44 |
15.725
|
100
|
Nguồn: USITC
Phần lớn nhóm hàng gỗ và ché biến được nhập khẩu để phục vụ nhu
cầu tiêu dùng nội địa, một phần được chế biến để xuất khẩu và tái xuất
khẩu.Đặc điểm nổi bật nhất của thị trường Mỹ là quy mô lớn, nhu cầu tăng thường xuyên và rất đa dạng sản phẩm. Nhưng đây cũng là khó khăn cho nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam vì các đơn hàng thường rất lớn nên khó đáp ứng được yêu cầu.
Thị trường Mỹ cũng là thị trường mở nên cạnh tranh rất ác liệt và nước có lao động rẻ như Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị phần lớn nhất (37%) trong nhập khẩu của Mỹ, Canada đứng thứ 2 (18%) và Mehico đứng thứ 3 (17%). Nhờ có hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Mỹ từ cuối năm 2001, Việt Nam đã thâm nhập thị trường Mỹ và năm 2003 đã đứng vào danh sách 15 nước xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ.
Xuất khẩu đồ gỗ (HTS94) của các nước/khu vực sang Mỹ
(thị phần nhập khẩu đồ nội thất và đồ gỗ của Mỹ)
(thị phần nhập khẩu đồ nội thất và đồ gỗ của Mỹ)
Nước/khu vực | 2002 (tỷ USD) | 9 tháng/2003 (tỷ USD) | Tỷ trọng (2002, %) |
Trung Quốc Canada Mehico Italia Đài Loan Indonesia Malaysia Thái Lan Philippiné Brazil Anh Việt Na, Đan Mạch |
10 4,9 4,5 1,4 0,97 0,55 0,5 0,4 0,28 0,25 0,3 0,085 0,15 |
8,6 3,8 3,8 1,1 0,7 0,4 0,4 0,3 0,2 0,2 0,2 0,15 0,14 |
37,5% 18,4% 16,9%3,6% 2,1% 1,9% 1,5% 1,0% 0,9% 1,1% 0,7% 0,6% |
Nguồn: USITC
Theo USITC, mặt hàng đồ gỗ Việt Nam mới có cơ hội thâm nhập vào
thị trường Mỹ, đứng thứ 12 và chiếm tỉ trọng 0,7% nhập khẩu hàng năm
của Mỹ. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ
năm đạt triệu USD, tăng %, mức tăng cao nhất trong số nước xuất khẩu
đồ gỗ hàng đầu sang Mỹ.
Xuất khẩu đồ gỗ và nội thất của Việt Nam sang Mỹ
Tên hàng và số HS | 2001 | 2002 | Tỷ trọng % | 2002 | 2003 | |||
1.000USD | Tháng 1-10 (1.000 USD) | |||||||
Tổng số | 14.264 | 81.766 | 100 | 59.271 | 149.136 | |||
9405 Đèn và phụ kiện đèn 9404 Đệm giường và phụ kiện 9406 Vật liệu nội thất 9402 Bàn ghế cho bệnh viện và cho y té |
11.552
1.720 920 72 0 0 |
62.332
17.823 1.302 285 21 3 |
76,23
21,80 1,59 0,35 0,03 0 |
44.911
13.269 969 250 20 3 |
114.260
33.578 1.420 1.018 0 55 |
Nguồn: Bộ Thương Mại
- Chủng loại hàng hóa còn nghèo nàn
- Mẫu mã chưa thích hợp, kiểu dáng chưa hợp thị hiếu người tiêu dùng. thế ngồi của người Mỹ khác với của Việt Nam nên phải thiết kế cho phù hợp. Cần có đầu tư nghiên cứu cho khâu này.
- Do sử dụng công nghệ lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, chính sách thương mại và các yếu tố khác làm đẩy giá thành cao, không cạnh tranh được với Trung Quốc. Các công ty của Mỹ nhập khẩu hàng phần lớn của Trung Quốc vì giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn và quy mô sản xuất lớn hơn. Trung Quốc đã chiếm 37,5% thị phần đồ gỗ và nội thất của Mỹ và 20% của EU.
- Các công ty Mỹ chưa đầu tư vào Việt Nam vì môi trường đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu của họ. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ còn có khoảng cách so với quan hệ Mỹ-Trung. Do vậy, phần lớn họ đến Trung Quốc đầu tư và xuất khẩu về Mỹ. Ngay các nước ASEAN cũng bị Trung Quốc thu hút đầu tư từ Mỹ mạnh hơn.
Hải quan Mỹ hoạt động ở 50 bang cùng với quận Colombia và Pierto Rico, có trụ sở chính tại thành phố Washinton D.C và được chia thành 7 vùng địa lý. Ở mỗi vùng hải quan lại được chia nhỏ về các quận phụ trách các cửa khảu biển và sân bay.
Hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ nói chung được phân thành 3 loại chủ yếu: hàng hóa để sử dụng ngay, hàng hóa được lưu giữ trong kho hàng và hàng quá cảnh. Yêu cầu nhập khẩu cho cả ba loại hàng này như nhau, nhưng thời gian để hoàn tất các thủ tục hải quan cho mỗi loại khác nhau.
Để nhập khẩu hàng hóa, nhà nhập khẩu (thường là người mua hàng hay nhà môi giới hải quan) ngoài việc phải trả một khoản lệ phí hải quan, phải trình những giấy tờ khác, gồm: Vận đơn, hóa đơn thương mại của nhà xuất khẩu, bản kê khai hàng hóa chở trên tàu (mẫu hải quan số 7533) hoặc đơn xin và giấy phép đặc biệt cho giao hàng ngay (mẫu hải quan số 3461), phiếu đóng gói.
Theo quy định của Hải quan Mỹ, sau khi xuất trình các chứng từ trên, hàng hóa sẽ được thông quan nếu không có vi phạm gì về pháp luật hoặc hành chính. Hồ sơ nhập khẩu sẽ được lưu và thuế nhập khẩu ước tính phải được thanh toán trong vòng 10 ngày làm việc kể từ lúc giải phóng hàng hóa ở trạm hải quan được chỉ định.
Đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ (HST44), các thủ tục rời bến được cho là quá nhiều khó khăn cho các nhà xuất khẩu. Hải quan Mỹ đã thay đổi phân loại gỗ dán (HS 4412) và nhiều loại đã bị tăng thuế từ 0% lên 8%. Còn với hàng gỗ nội thất (HS 94), thủ tục hải quan không quá khó khăn. Việc nhập khẩu hàng gỗ và gỗ nội thất phụ thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định chung như được xác định trong các bộ luật của các quy định liên bang (các văn bản nhập khẩu – 19 CRF 141; điều tra Hải quan – 19 CFR 151 và thuế Hải quan 19 CFR – 159).
Tất cả hàng hóa được nhập vào Mỹ phải được dán nhãn xuất xứ. Hải quan Mỹ có một yêu cầu chung cho việc ghi nước xuất xứ vào tất cả các mặt hàng ngoại nhập vào Mỹ. Các mặt hàng này phải được dán nhãn dễ đọc với tên tiếng Anh của nước xuất xứ trừ phi pháp luật có quy định khác. Trong các sản phẩm gỗ, chỉ gỗ xẻ, rào gỗ, gỗ lát nền là không cần dán nhãn xuất xứ. Nhãn mác xuất xứ phải dễ đọc và phải dán ở mặt dễ nhận thấy, đồng thời phải khó tẩy xóa và lâu bền cùng sản phẩm. Tuy nhiên bất kỳ một biện pháp hợp lý trong dãn nhãn đều được chấp nhận kể cả mác dính. Chỉ có một điều kiện duy nhất đó là mác dính luôn phải dính trên sản phẩm và chỉ có thể bị phá hủy bởi các hành động có chủ ý.
Các hàng hóa được yêu cầu phải dán nhãn xuất xứ nếu nhập vào Mỹ mà không có nhãn mác xuất xứ sẽ phảỉ nộp thuế phụ thu hoặc bị phá hủy theo yêu cầu điều tra của hải quan trước khi đưa vào Mỹ. Các nhà xuất khẩu nên dán nhãn xuất xứ vào sản phẩm một cách chính xác để tránh bị phạt và nộp phí bổ sung tại Hải quan. Thông thường, trong các trường hợp này mức phạt vào khoảng 10% (áp dụng 19CFR 134).
2. Thuế và thuế nhập khẩu
Mức thuế ở Mỹ nói chung là thấp. Đối với đồ gỗ thuộc mã HS 44, thuế quan thay đổi từ 0 đến 10,7%. Trên thực tế, thuế đánh vào gỗ dán cao nhất (8 và 10,7%). Thuế suất được áp dụng cho hàng gỗ nội thất (mã HS94) đa số là 0% và có một số mặt hàng đệm giường bằng lông vịt có mức thuế 9 và 13% (HST 94043080 và 94049085 và 13%).
Một số công ty sản xuất gỗ lâm sản nhà đã phàn nàn về gánh nặng thuế phụ thu đánh vào các nhà nhập khẩu, điều này sẽ làm tăng mức thuế nhập khẩu. Cụ thể:
- Phí xử lý hàng hóa (MPF) (0,21%) theo giá FOB, trị giá từ 25 USD đến 485 USD. Phí này do Hải quan Mỹ và Puerto Rico thu.
- Thuế bảo quản cầu cảng (HMT) (0,125%) giá FOB
- Loại khác: phí thanh quản và tiền đặt cọc (bond) nộp cho Hải quan.
3. Chứng chỉ/tiêu chuẩn Mỹ
Ở rơm hay đồ bao bọc bằng gỗ khi nhập vào Mỹ phải có giấy chứng nhận vệ sinh dịch tễ. Giấy chứng nhận này có thể do nhà xuất khẩu cung cấp. Giấy chứng nhận cần xác nhận rằng các sản phẩm không bị nhiễm bệnh hay dịch của gỗ. Quy định này do Văn phòng điều tra sức khỏe động thực vật ban hành tại các điều khoản của 7 CFR 300 và 7 CFR 319. Giấy chứng nhận xử lý nhiệt cũng được yêu cầu đối với việc nhập khẩu các nguyên liệu đóng gói bằng gỗ.
Hiệp hội ngành gỗ CEI Bois đã chuyển đến ban tư vấn những phàn nàn liên quan đến các khó khăn mà các thành viên gặp phải trong việc tuân thủ một số tiêu chuẩn của Mỹ:
- Gỗ thông xẻ khung: Chất lượng của các bộ phận của gỗ xẻ phải được Ủy ban tiêu chuẩn gỗ Mỹ thử nghiệm và công nhận trên cơ sở vị trí địa lý của khu vực trồng.
- Gỗ thông đã được cưa (HS 4407): hệ thống ALS yêu cầu kiểm tra kỹ thuật thiết yếu và giám sát chất lượng hàng tháng tại xưởng cưa đối với cấp độ xây dựng.
- Gỗ ván sàn: Chi phí vận tải cao hơn do việc hạn chế khối lượng vận tải (21 tấn/xe chở). Theo các nhà xuất khẩu và nhập khẩu của Mỹ, quy định vận tải của Mỹ không cho phép các xe có trọng lượng vượt quá 21 tấn.
Các công ty nhập khẩu chủ yếu phàn nàn về các quy tắc phân loại gỗ. Chương trình phân cấp gỗ này do Ủy ban tiêu chuẩn gỗ Mỹ (ALSC) thực hiện. Ủy ban này bao gồm các nhà sản xuất, phân phối, sử dụng và người tiêu dùng, hoạt động như một ủy ban thường trực về tiêu chuẩn gỗ thông của Mỹ (tiêu chuẩn sản phẩm tự nguyện PS 20). Ủy ban này cũng phụ trách quản lý các chương trình ủy nhiệm phân loại cấp bậc gỗ được sản xuất theo PS 20. Hệ thống tiêu chuẩn gỗ củă Mỹ (ALS) là một bộ phận thống nhất của nền kinh tế công nghiệp gỗ, là cơ sở cho giao dịch thương mại của tất cả các loại gỗ thông tại khu vực Bắc Mỹ. Hệ thống này cũng đưa ra các tiêu chuẩn chấp thuận gỗ và giá trị kiểu dáng gỗ thông qua việc xây dựng một bộ luật chung cho toàn liên bang.
Như đã được ghi nhận ở trên, chức năng của hệ thống ALS là để đảm bảo các tiêu chuẩn gỗ thông của Mỹ. Ủy ban ALSC theo thủ tục phát triển các tiêu chuẩn của hàng hóa một cách tự nguyện của Bộ Thương mại Mỹ, thông qua quá trình đồng thuận sẽ thiết lập các tiêu chuẩn kích cỡ, các khoản điều tra, các chính sách, các yêu cầu dán nhãn phân loại và các chế tài cho cho chương trình chứng nhận. Các hoạt động trên được Ủy ban ALSC thực hiện hoặc thông qua khuôn khổ do ALSC, PS 20 và ủy ban quy tắc phân loại quốc gia (NGRC) thành lập. Ủy ban NGRC là một cơ quan có thẩm quyền hoạt động theo quyết định của ALSC trong một số lĩnh vực cụ thể liên quan đến viêc đảm bảo các quy tắc phân loại quốc gia cho hàng gỗ kích thước lớn.
Thậm chí nếu các tiêu chuẩn của ALDS có vẻ như không bắt buộc thì các nhãk hàng vào Mỹ cũng nên xem xét việc tôn trọng các tiêu chuẩn của Mỹ để tiêu thụ hàng hóa của mình tại Mỹ. Việc tôn trọng các tiêu chuẩn này sẽ gây ra các chi phí bổ sung cho các công ty xuất khẩu, bởi vì họ sẽ phải tiến hành những cuộc thử nghiệm mới và phải lắp đặt máy móc mới.
Theo chính sách đối với gỗ ngoại nhập của ALSC, các văn phòng công ty nước ngoài có thể được chứng nhận, phân loại hàng gỗ. Đối với gỗ có nguồn gốc nước ngoài được phân loại theo hệ thống ALSC. Việc phân loại này phải được thực hiện trên cơ sở các thủ tục đã được ALSC quy định và các quy định phân cấp quốc gia cho gỗ có kích thước lớn hoặc quy tắc phân loại do Văn phòng hoạch định quy tắc Mỹ ban hành.
Cùng với chương trình chứng nhận gỗ chưa được xử lý, Ủy ban ALSC cũng quản lý chương trình chứng nhận dán nhãn chất lượng cho gỗ đã qua xử lý được sản xuất theo tiêu chuẩn do Hiệp hội bảo tồn gỗ Mỹ ban hành và giám sát, chương trình dán nhãn gỗ nguyên liệu đóng gói không có nguồn gồc công nghiệp do Hiệp ước bảo vệ gỗ quốc tế quy định. Từ tháng 7/2001, chương trình đóng gói gỗ không có nguồn gốc công nghiệp đã được áp dụng.
Theo một số công ty, cần phải bỏ nhiều chi phí để đáp ứng các tiêu chuẩn phân loại của Mỹ. Để có thể xuất khẩu gỗ chưa được xử lý sang Mỹ, các tiêu chuẩn của Mỹ yêu cầu tiệt trùng cụ thể và các thiết bị để tiệt trùng lại rất đắt. Hơn thế, máy móc thiết bị sản xuất phải được văn phòng do Mỹ ủy quyền kiểm tra. Các công ty thường miễn cưỡng xuất trình kỹ thuật này bởi họ không biết liệu công việc kinh doanh của mình với Mỹ có thành công hay không. Canada cũng áp dụng quy định tương tự và chính tình trạng này đã làm hạn chế việc xuất khẩu của các nước vào thị trường Bắc Mỹ.
4. Quy tắc dán nhãn
Hàng gỗ nội thất cần được dán nhãn theo đúng Luật dán nhãn và đóng gói hợp lý -15 CFR, mục 500-503.
Luật dán nhãn và đóng gói hợp lý yêu cầu mỗi kiện hàng hóa tiêu dùng dành cho hộ gia đình (mặt hàng mà được đưa vào đạo luật) phải mang nhãn hiệu hàng hóa, theo đó:
- Tuyên bố xác định hàng hóa.
- Tên và địa chỉ của nơi sản xuất, đóng gói hoặc phân phối.
- Khối lượng tịnh của sản phẩm về mặt trọng lượng, kích thước hay số đém (kích thước phải được đo bằng đơn vị inch và cm).
Bên cạnh đó, đạo luật các chất có khả năng gây hại của Liên bang còn bổ sung một số yêu cầu đối với mặt hàng gỗ gia dụng dùng cho trẻ em (giường) (xem 16CFR 1508; 16CFR 1500; 16CFR 1513). Các nhà nhập khẩu hang nhồi đệm cần phải chú ý rằng một số nước đã quy định nhãn bổ sung đối với đồ gỗ cho trẻ em hoặc các dạng khác của đồ gỗ nội thất.
Đạo luật hàng vải dễ cháy cũng quy định các tiê chuẩn an toàn cháy nổ cụ thể. Đạo luật này chỉ được áp dụng đối với vải được dùng để sản xuất trang phục (vải thuộc về trang trí thuộc về tiêu chuẩn tự nguyện). Các nước thành viên đã báo cáo rằng cấp độ liên bang đối với hàng vải trang trí đã bị bắt buộc phải áp dụng tại cấp độ bang (như Califonia, Masachusett).
5. Phân tích luật pháp
Các quy định của Mỹ về gỗ và đồ gỗ như sau:
HTS 44: Gỗ và sản phẩm gỗ: Bao gồm gỗ củi, gỗ đốt lấy than, gỗ cây, gỗ vụn, mạt gỗ, gỗ làm đường ray, gỗ xẻ, gỗ băm, gỗ lạng, gỗ ván ép, gỗ ép từ vụn gỗ, gỗ làm khung, gỗ đóng thùng hàng, gỗ mỏ, gỗ xây dựng… và các đồ dùng dụng cụ bằng gỗ, như mắc áo, đồ gỗ nhà bếp…
Đối với danh mục này, việc nhập khẩu phải:
- Phù hợp với quy định của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) về giám định tại cảng đến.
- Phù hợp với Luật liên bang về sâu bệnh ở cây.
- Phù hợp với quy định của Hội đồng thương mại Liên bang (FTC) và Hội đồng an toàn tiêu dùng (nếu là hàng tiêu dùng.
- Phù hợp với các quy định về lập hóa đơn (đối với một số hàng gỗ).
- Phù hợp với các quy định của FWS về giấy phếp nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu của nước xuất xứ, các quy định về tài liệu giao hàng và hồ sơ theo dõi (nếu là gỗ quý hiếm).
- Nhập vào cửa khẩu/cảng theo chỉ định của FWS và phù hợp với các quy định của FWS và Hải quan về việc thông báo hàng đến và giám định tại cảng đến (nếu thuộc loại quý hiếm).
- Nhập khẩu gỗ cây phải xin giấy phép của APHIS thuộc USDA.
- Nhập khẩu gỗ quý hiếm phải ghi nhãn (Marking) rõ ràng bê ngoài container tên và địa chỉ người xuất khẩu và người nhập khẩu, mô tả chính xác chủng loại gỗ.
Số văn bản |
Loại biện pháp áp dụng | Cơ quan nhà nước điều hành |
15 USC 1263 16 USC 1531 16 USC 3371 et seg. 18 USC 42 et seg. 19 CFR 12.10 et seg. 7 CFR Part 351 CITES |
Quy chế an toàn tiêu dùng Cấm nhập khẩu thịt thú dữ Cấm nhập khẩu động vật quý mà nước khác cấm Thủ tục khai báo hải quan Thủ tục khai báo hải quan Vệ sinh dịch tễ Cấm nhập khẩu động thực vật quý hiếm |
APHIS PPQ, FWS, USCS APHIS PPQ, FWS. USCS APHIS PPQ, FWS, USCS APHIS PPQ, FWS. USCS APHIS PPQ, FWS, USCS APHIS PPQ, FWS, USCS APHIS PPQ, FWS, USCS |
Đối với danh mục hàng này, việc nhập khẩu phải:
- Phù hợp với các tiêu chuẩn sản phẩm tiêu dùng của Uỷ ban an toàn tiêu dùng (CPSC) về an toàn tiêu dùng.
- Đối với đệm: phù hợp với các tiêu chuẩn Underwriter’s Laboratory (UL), do CPSC quản lý.
- Các đồ có thành phần là vải dệt phải ghi theo các quy định TFPLA về xác định nguồn gốc vải.
Số văn bản | Loại biện pháp áp dụng | Cơ quan nhà nước điều hành |
15 USC 1191-1204 15 USC 1263 15 USC 70-77 16 CFR 1610, 1611, 1615, 1616, 1630-1632 19 CFR 1112b |
Luật về hàng dệt may dễ cháy Quy chế an toàn tiêu dùng TFPIA-Luật về hàng dệt may Tiêu chuẩn hàng dệt may dễ cháy Quy chế về nhãn mác dệt may |
FTC, CPSC, USCS FTC, CPSC, USCS FTC, CPSC, USCS FTC, CPSC, USCS |
Tất cả các chứng từ trình cho cơ quan Mỹ cần đầy đủ và chính xác. Bất cứ sai sót nào do bất cẩn cũng dẫn đến việc chậm trễ hoặc bị tịch thu hàng. Chứng từ có thể bao gồm: Hóa đơn thương mại, chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ, vận đơn, phiếu đóng gói và các chứng chỉ đặc biệt khác. Cục hải quan Mỹ gợi ý các doanh nghiệp muốn làm thủ tục thông quan nhanh chóng nên sử dụng Hệ thống thương mại Hải quan tự động (ASC). Để thông quan nhanh hơn, cần:
- Ghi đầy đủ thông tin cần thiết trong hóa đơn trình hải quan
- Lập hóa đơn cẩn thận, đánh máy rõ ràng, phải có đủ khoảng cách giữa các dòng, các số liệu phải ghi theo từng cột.
- Đảm bảo hóa đơn ghi đầy đủ các thông tin như trong phiếu đóng gói hợp thức.
- Ghi ký hiệu và số hiệu cho từng kiện hàng tương ứng với ký hiệu và số hiệu ghi trong hóa đơn
- Trong hóa đơn ghi rõ, mô tả chi tiết về mỗi loại hàng hóa trong từng kiện hàng
- Ghi ký hiệu hàng hóa rõ ràng và dễ thấy cùng với tên nước xuất xứ.
- Tuân thủ các quy định của các luật đặc biệt của Mỹ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu. Khách hàng có thể đã kiểm tra cẩn thận các yêu cầu đáp ứng khi hàng hóa được nhập khẩu.
- Hợp tác với hải quan Mỹ trong việc xây dựng những tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa.
- Thiết lập các quy trình an ninh tuyệt đối ở cơ sở sản xuất và trong quá trình vận chuyển, gửi hàng, không được để bọn buôn lậu ma túy sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp để vận chuyển ma túy.
- Nên chở hàng bằng các tàu có tham gia vào hệ thống kiểm định tự động
- Nếu sử dụng môi giới hải quan, nên thuê một công ty có tham gia hệ thống môi giới tự động.
- Cảng nhập nơi hàng gửi đến
- Hàng hóa được mua từ lúc nào? Tên và địa chỉ người bán, người mua. nếu là hàng gửi bán phải kê khai từ đâu đến, lúc nào và tên của người gửi cũng như người nhận.
- Bản liệt kê chi tiết của hàng hóa: Tên từng món hàng; Phẩm hạng, phẩm chất của hàng, ký hiệu, ấn chứng của hàng; Tổng số thùng cùng ký hiệu trên mỗi thùng.
- Tổng lượng và khối lượng hàng
- Giá vốn của từng món hàng
- Nếu hàng gửi bán, giá vố của từng mặt hàng sẽ được tính theo thời giá hoặc dựa trên những thỏa thuận hợp lý giữa người gửi và người bán.
- Giá vốn được tính trên những đơn vị tiền tệ của quốc gia nào (ví dụ: đô la Mỹ, bảng Anh, đồng Việt Nam…).
- Giá vốn phải được cộng thêm với tất cả những phí tổn khác như: vận chuyển, bảo hiểm, tiền hoa hồng, bao bì…).
- Hàng hóa được bớt giá bởi hãng sản xuất phải khấu trừ vào giá vốn.
- Quốc gia sản xuất hàng.
Nếu hàng được bán cho một đối tượng khác trước khi nhập cảng thì hồ sơ nhập quan phải kèm thêm một hóa đơn kê rõ giá bán của mỗi mặt hàng.
Nếu hồ sơ nhập quan hoặc hóa đơn không ghi rõ tổng lượng và khối lượng của hàng hóa thì chủ sở hữu phải trả thêm những phí tổn cho hải quan trong việc lượng định lại tổng lượng và khối lượng của hàng hóa.
Khi có nhiều hóa đơn khác nhau trên cùng một chuyển hàng, mỗi hóa đơn phải được đánh số theo thứ tự ở dưới mỗi trang, bắt đầu từ số 1 trở đi. Nếu hóa đơn đầu tiên chỉ có 1 trang, hóa đơn thứ 2 có 2 trang, hóa đơn thứ ba có 4 trang thì phải ghi như sau: inv1, P.1; inv2, P.1; inv2, P.2; inv3, P.1; inv3, P.2; inv3, P.3; inv4, P.4…
Những điều lệ cá biệt
- Mỗi mặt hàng trong cùng một chuyến hàng phải đính kèm một hóa đơn riêng rẽ.
- Cùng một mặt hàng nhưng gửi bằng nhiều chuyến khác nhau cho một người thì chỉ cần một hóa đơn.
- Cùng một chuyến hàng nhưng được vận chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau, cũng chỉ cần 1 hóa đơn. Nhưng hàng hóa phải nhập cảng cùng một lúc trong thời hạn 10 ngày, từ những phương tiện vận chuyển khác nhau đó.
- Đối với những sản phẩm phụ trội, hóa đơn phải kê rõ phí tổn cho công việc “phụ trội” này. “Phụ trội” được định nghĩa như: trước khi hàng hóa hoàn tất phải trải qua những giai đoạn nhuộm, làm khuôn, đúc bản kẽm, họa mỹ thuật, thiết kế, trợ giúp về tài chính… Những “phụ trội” này phải được kê rõ để tính vào giá thành của hàng hóa.
- Dựa trên hóa đơn, hải quan cũng có thể đòi hỏi chủ sở hữu nhập cảng hàng hóa phải cung cấp thêm những dữ kiện và chi tiết xác thực, để kiểm chứng giá trị xác thực của hàng hóa.
- Vấn đề chuyển đổi tiền tệ: Nhin chung, hàng hóa được mua từ những quốc gia ngoài Hoa Kỳ sẽ dựa trên căn bản hối đoái tiền tệ giữa nước đó với đồng đô la Mỹ. Trị giá hoán đổi này phải được xác định bởi Ngân hàng dự trữ liên bang Hoa Kỳ ở New York (Federal Reserve Bank of New York). Do đó hóa đơn hàng sẽ liệt kê trị giá bằng đô la Mỹ, từ sự hoán đổi đơn vị tiền tệ của quốc gia xuất hàng qua đơn vị tiền tệ Hoa Kỳ. Đối với những loại hàng được miễn thuế, thì không cần phải áp dụng sự hối đoái tiền tệ kể trên.
Nếu hàng hóa nhập cảnh không có hóa đơn thương mại, chủ sở hữu có thể dùng “Thế vi hóa đơn tạm thời” (pro Forma Invoice) để đính kèm với hồ sơ xin xuất quan. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải trình nộp hóa đơn thương mại của hàng hóa trong thời hạn 120 ngày, nếu không hàng sẽ bị tịch thu và chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm dưới những điều khoản của Luật thương mại.
III. Xu hướng tiêu dùng hàng gỗ và các biện pháp tiếp cận thị trường Mỹ 1. Xu hướng tiêu dùng
Người Mỹ không quan tâm nhiều đến chất liệu, màu sắc có tự nhiên hay không, họ cần hoàn thiện sản phẩm một cách chu đáo, phong cách trang trí đơn giản và màu sắc thích hợp, thể hiện qua cách đánh bóng, độ mịn bề mặt, bả lề và các phụ kiện chắc chắn, độ khít sản phẩm, đóng mở tiện lợi dễ dàng.
Phong cách trang trí đong một vai trò hết sức quan trọng để họ quyết định có nên mua hay không. Hầu hết thiết kế nhà của người Mỹ đều mang phong cách hiện đại nên đồ trang trí nội thất cũng phải phù hợp với phong cách đó. Hàng đồ gỗ chạm khảm hoa lá hiếm khi thấy xuất hiện trên thị trường Mỹ, thậm chí những đường cong, đường uốn cũng phải được giảm thêỉu một cách tối đa. Trang trí chủ yếu là các đường thẳng chìm hoặc nổi và các nắm tay câm to hình tròn bằng gỗ hoặc bằng đồng. Tất cả đều đi thành bộ với nhau như giường, bàn ghế, tủ áo quần, tủ đựng thuốc, tủ đựng đồ tắm, tủ đựng chăn, tủ trang điểm, khung gương… Một số sản phẩm rất được ưa chuộng gần đây là các loại tủ nhiều ngăn (4-6 ngăn) có tay cầm hình tròn, khung ảnh và khung gương to bản…
Nói chung thị trường Mỹ không quá khó tính và nhiều khi mẫu mã sản phẩm đã cũ kỹ đối với bang này nhưng lại rất bán chạy khi chuyển đến bang khác. Ngoài ra, cách phân phối hàng thường kết hợp giữa việc bán hàng trên mạng và phân phối tại các hệ thống cửa hàng bán lẻ nên các nhà nhập khẩu thường yêu cầu đối tác có khả năng cung cấp số lượng lớn và rút ngắn thời gian giao hàng. Nếu một lô hàng sản xuất mất hai thang, thì thời gian từ khi đặt hàng đến tay người nhận và tung ra thị trường mất khoảng từ 4-5 tháng là quá lâu, nhiều doanh nhân Mỹ yêu cầu rút ngắn thời gian sản xuất một lô hàng xuống còn 20-25 ngày.
Người tiêu dùng Mỹ cũng thích đồ gỗ làm từ nguyên liệu gỗ cứng, tốt nhất là gỗ của Bắc Mỹ hơn đồ gỗ làm từ các loại gỗ mềm.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số doanh nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam thì người tiêu dùng Mỹ có vẻ ưa chuộng vẻ đẹp bên ngoài, họ không thích “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” mà ngược lại “tốt nước sơn hơn tốt gỗ”. Họ không cần các sản phẩm được làm bằng các loại gỗ tốt như lim, gụ… mà chỉ cần gỗ cao su, gỗ thầu đâu, thậm chí là MDF (ván gỗ ép) nhưng nước sơn phủ bên ngoài phải thật đẹp, bắt mắt và kiểu dáng phải đẹp. Để đạt được nước sơn phủ lên các sản phẩm đồ gỗ xuất sang Mỹ khá phức tạp, khó hơn nhiều so với yêu cầu của các thị trường EU, thường để hoàn tất chu trình sơn một sản phẩm hoàn hảo cho thị trường Mỹ có khi phải sơn đến 10 lần.
2. Một số biện pháp tiếp cận thị trường Mỹ
- Tiếp thị mạnh và đi đúng hướng, có chiến lược thị trường và có chương trình xúc tiến thương mại cho mặt hàng này vào Mỹ. Thiết kế kiểu dáng phù hợp với thị trường hơn và lựa chọn mặt hàng thích hợp để tiếp thị. Cần phát huy vai trò của Hiệp hội trong việc tiếp thị và định hướng thị trường. Cần thiết có thể thuê các công ty tư vấn Mỹ trong khâu phát triển sản phẩm cũng như tiếp thị.
- Tìm đối tác lớn để xây dựng quy mô sản xuất cho phù hợp. Để lôi kéo các công ty Mỹ vào đặt hàng Việt Nam mạnh hơn, cần phải có chính sách cạnh tranh trong lĩnh vực này. Phần lớn các công ty Mỹ hiện đầu tư vào Trung Quốc và làm hàng xuất khẩu về Mỹ rất lớn.
- Tham gia Hội chợ gỗ lớn của Mỹ ở Higt Point, Nỏth Carolina. Đây là Trung tâm đồ gỗ của nước Mỹ được tổ chức hàng năm vào tháng 4 và tháng 10. Xin truy cập website: ww. ihfc.com sẽ có đủ thông tin về các công ty Mỹ tham gia hội chợ đồng thời cũng là các nhà nhập khẩu và bán buôn bán lẻ đồ gỗ ở Mỹ. Diện tích khu hội chợ rất rộng. Cần chọn đối tác trước khi đến thăm gian hàng của họ.
- Hiện nay có nhiều cửa hàng đồ gỗ Việt kiều ở Mỹ nhưng đang bán hàng của Trung Quốc và các nước Châu Á khác. Cần tiếp cận nguồn này để triển khai mạng lưới bán hàng của Việt Nam sang Mỹ. Cần có sự đầu tư kho và cung cấp hàng cho họ bán lẻ. Vấn đề khó nhất ở đây là thuyết phục được họ lấy thêm hàng Việt nam về bán và dần dần sẽ tăng khối lượng và chủng loại hàng cung ứng cho họ.
- Chế tài của Mỹ là một hàng rào thương mại rất thông dụng do các nhà sản xuất nội địa của Mỹ sử dụng khi cần thiết đê bảo hộ sản xuất trong nước. Tháng 10/2003 Trung Quốc vừa bị kiện phá giá hàng đồ gỗ dùng trong phòng ngủ. Vì vậy khi xuất khẩu vào Mỹ cần phải chú ý đến chiến lược phát triển thị trường thích hợp, tránh gây ấn tượng cho các nhà bảo hộ sản xuất trong nước và các nhà hoạch định chích sách trong Chính phủ Mỹ.
Theo Hiệp hội xuất khẩu gỗ Mỹ, trừ một số trường hợp ngoại lệ, gỗ được phân loại dựa vào kích thước và số lần cắt từ súc gỗ lớn để dùng cho các nhà sản xuất các sản phẩm gỗ như nội thất, ván sàn, ốp tường và các đồ gia dụng khác.Thường thì người mua muốn tận dụng những phần gỗ nạc (clear material) trong cả tấm gỗ lớn (của cây gỗ có nhiểu tỳ vết). Gỗ cấp độ cao hơn sẽ có nhiều diện tích gỗ nạc hơn.
Do cách phaâ loại gỗ dựa vào sản lượng gỗ nạc, rất nhiều đặc điểm khác nhau về màu sắc tự nhiên, ván gỗ, độ bóng đẹp… không được tính trong phong cách phân loại gỗ. Thông thường những súc gỗ được phân loại cao nhất không có vẻ đẹp tự nhiên và đưa lại món hời cho người mua. Những nhà kinh doanh sắc sảo thường kiểm tra các loại gỗ cấp thấp hơn để khám phá ra những tấm gỗ có giá trị.
Tiêu chuẩn FAS – Phân cấp gỗ ở mức độ cao nhất FAS (First and seconds), tạm dịch là gỗ loại nhất FAS, là loại gỗ được phân cấp ở mức độ cao nhất. Gỗ loại nhất FAS sẽ cung cấp cho người tiêu dùng nhiều loại gỗ nạc dài và rộng. Loại này thường dùng cho loại hàng nội thất cao cấp, dùng trong kiến trúc xây dựng như gỗ ốp tường. Loại gỗ nhất FAS bao gồm một tấm gỗ lớn cho sản lượng từ 83,33% đến 100% gỗ nạc với kích cỡ ít nhất là 3 inch rộng x 7 feet dài hoặc 4 inch rộng và 5 feet dài, (quy ra đơn vị m, tương đương với 7,62cm rộng x 2,1336 m dài hoặc 10,16 cm rộng x 1,524 m dài) (1 inch = 2,54cm, 1 feet = 0,3048m).
Tiêu chuẩn FAS 1F or Selects – phân cấp gỗ loại nhất FAS ở một mặt hoặc gỗ chọn lọc. Tiêu chuẩn phân cấp này dựa vào cả 2 mặt gỗ. Mặt tốt nhất phải đáp ứng tiêu chuẩn loại gỗ nhất FAS, mặt còn lại ít nhất phải đạt tiêu chuẩn số 1.
Loại gỗ nhất FAS một mặt (FAS 1F) và gỗ chọn lọc gần như là một loại gỗ, trừ tiêu chuẩn về độ dài và độ rộng tối thiểu.
Chiều rộng và chiểu dài tối thiểu của gỗ chọn lọc là 4 inch x 6 feet (tương đương 10,16 cm rộng x 1,828 cm dài). Chiều rộng và chiều dài tối thiểu của gỗ loại nhất FAS một mặt là 6 inch x 8 feet (nghĩa là 15,24 cm rộng x 2,4384 cm dài).
Tiêu chuẩn gỗ loại 1
Gỗ loại 1 sẽ cung cấp cho người sử dụng phần gỗ nạc với chiều dài và rộng trung bình, thường dùng chủ yếu cho đồ nội thất, tủ có nhiều ngăn và vô số các sản phẩm gỗ khác, gỗ loại 1 bao gồm các tấm có sản lượng gỗ nạc từ 66,67% đến 83,33% với kích thước tối thiểu là 3 inch rộng x 3 feet dài hoặc 4 inch rộng x 2 feet dài (tương đương 7,62 cm rộng x 0,9144 m dài hoặc 10,16 cm rộng x 0.6096 m dài).
Tiêu chuẩn gỗ loại 2A
Gỗ loại 2A sẽ cung cấp cho người sử dụng những đoạn gỗ nạc nhỏ hẹp với giá tiết kiệm, chủ yếu được dùng làm khung trong đồ trang trí nội thất, khung tranh, chấn song tủ, ván sàn và nhiều đồ phụ kiện nhỏ khác. Gỗ loại 2A bao gồm các tấm gỗ cho sản lượng gỗ nạc từ 50% đến 66 2/3% với kích cỡ ít nhất 3 inch rộng x 2 feet (nghĩa là 7,62 cm rộng x 0,6096 m dài). Tiêu chuẩn này dùng chung cho gỗ loại 2, nhưng loại 2A thêm yêu cầu cắt gọt cẩn thận.
Cách đo bề mặt SM (surface measure)
Diện tích bề mặt được tính bằng feet vuông. Để xác định cách đo bề mặt, ta lấy chiều rộng tính theo đơn vi inch nhân với chiều dài tính theo đơn vị feet và chia kết quả cho 12, sau đo làm tròn số.
2. Cách đo kích thước gỗ cứng nhập khẩu từ Mỹ
Ví dụ: 6 1/2'’ x 8’ : 12 = 4 SM
Cách đo khối BF (hoặc bd.f, Board Foot)
BF là đơn vị đo khối gỗ, 1 BF là 0,3048 m dài, 0,3048 m rông và 2,54 cm dày, hoặc tương đương. Công thức tính BF được xác định bằng cách lấy chiều rộng tính theo đơn vị inch nhân với chiều dài theo đơn vị feet nhân với bề dày theo đơn vị inch. kết quả chia cho 12.
Ví dụ: (12 inch rộng x 12 feet dài x 1 inch dày) : 12 = 12bd.ft = 12 BF
Như vậy nếu tấm gỗ có độ dày là 1 inch thì BF bằng với SM (đo bề mặt)
Ví dụ: (9 inch rộng x 9 feet dài x 1 inch dày) : 12 = 6 ¾ = 7 BF.
Lưu ý: Đo gỗ luôn dựa vào đồ dày của gỗ khi chưa bào bề mặt và khi đo chiều đài của gỗ, nếu là số lẻ thì chỉ lấy số nguyên (ví dụ, bảng dài 9 feet 9 inch thì chỉ coi là 9 feet).
Cách đo gỗ trước và sau sấy
Đo gỗ sau sấy: Gỗ được đo sau khi sấy sẽ được tính tiền, viết hóa đơn và vận chuyển dựa vào thực gỗ sau sấy.
Đo gỗ trước sấy: Gỗ được đo đạc trước sấy sẽ được tính tiền, viết hóa đơn và vận chuyển dựa vào thực gỗ trước khi sấy.
Cách ước tính BF cho cả kiện gỗ
Để xác định BF cho một tấm gỗ người ta nhân SM với bề dày tấm gỗ. Kiện gỗ cũng được ước tính cùng cách như vậy. Đầu tiên, tính SM của một phía mặt gỗ bằng cách lấy chiều rộng của kiện hàng nhãn với chiều dài của gỗ, trừ đi những lỗ hổng (nếu chiều dài của từng tấm gỗ khác nhau thì lấy trung bình chiều dài của gỗ) kết quả chia cho 12. Sau đó, lấy kết quả nhân với bề dày của tấm gỗ. Đây chính là BF cho một lớp gỗ. Tổng số lớp gỗ sẽ bằng kết quả BF của một lớp gỗ nhân với số lớp gỗ. tổng số lớp gỗ sẽ bằng kết quả BF của một lớp gỗ nhân với số lớp gỗ có trong kiện.
Ví dụ: chiều rộng trung bình là 40 inch (chỉ tính gỗ, đã trừ đi những khi hổng)
Chiều dài trung bình là 10 feet thì SM – 40’’ x 10’ = 33,33
Chiều rộng của một tấm gỗ là 2 inch
BF của một lớp gỗ là: 33,33 x 2 = 66,66
Tổng số lớp gỗ là 10 lớp do đó BF của cả kiện gỗ là 66,66 x 10 = 666,6 = 667 BF
V. Một số địa chỉ cần biết 1 Trung tâm triển lãm hội chợ đồ gỗ Hoa Kỳ ở High Point, bang NC
Địa chỉ: International Home Furnishing Center – IHFC
P.O. Box 828, High Point, NC 27261-0828
210 East Commerce Ave., High Point, NC 27260-5238
Phone: 336-888-3700
Fax: 336-882-1873
Website: www.ihfc.com
2. Website giới thiệu chính sách mặt hàng gỗ của các nước trên thế giới http://www.fas.usda.gov.ffpd.fpd.html
Dịch vụ vận chuyển hàng từ texas về việt nam của giaonhan247 sẽ giúp bạn có thể mua hàng ở Texas về chuyển về việt nam dễ dàng. Mà không cần lo lắng gì nữa. Ngoài ra giaonhan247 còn rất nhiều dịch vụ khác như chuyển hàng từ Houston Texas về Việt Nam, nhận order hàng UK...
Trả lờiXóaNếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ chúng tôi nhé.
Thank bạn ! Bài viết rất hay và bổ ích cho mọi người ! bên mình cung cấp May che bien go giúp cho bạn khai thác gỗ tốt hơn.
Trả lờiXóakiểm tra gỗ tốt và khoa học chỉ có bạn mới viết được bài hoàn thiện nhất mà tôi đọc./ Cảm ơn bài viết.
Trả lờiXóa...............
tonytran
bán máy chế biến gỗ tốt nhất tại tphcm
Cảm ơn những thông tin mà bạn cung cấp. Bài viết rất hữu ích.
Trả lờiXóa-------------------
Quốc Duy
Bán máy bào gỗ đã qua sử dụng tốt nhất tại TPHCM
nhiều loại gỗ thật. cảm ơn đã chia sẻ thông tin hữu ích đến mọi người nhaz
Trả lờiXóa-------------------------------------------------ghego------------------------------------------------
nhà cung cấp hệ thống máy làm ghế tốt nhất tại tphcm
Rất cảm ơn bảng báo giá này của bạn.Đây rất quả là thông tin hữu ích này
Trả lờiXóa------Key-----
máy cưa gỗ tốt nhất tại tphcm
Bài viết rất hữu ích với những thông tin rất quan trong với mình, xin cảm ơn bạn
Trả lờiXóa---------------Nhi---------------
Máy chế biến gỗ tốt nhất tại tphcm
thông tin rất hữu ích. cảm ơn bạn nhé
Trả lờiXóa-----------------------------------MayEpGoCaoTan------------------------------------
Bán máy ép gỗ cao tần giá rẻ nhất tại tphcm
thị trường đồ gỗ và nội thất mỹ
Trả lờiXóa.........maygoquocduy............
nhà cung cấp máy cưa bàn trượt 2 lưỡi và máy dán cạnh tự động tốt nhất tại tphcm
Bài viết hay sát thực
Trả lờiXóa-----------------------------------MayDanCanhGo------------------------------------
Bán máy dán cạnh tự động giá tốt nhất tại tphcm
gỗ tròn nhập khẩu rất tốt
Trả lờiXóa-------------------------------maycuarongnhieuluoi--------------------------------
Máy cưa rong nhiều lưỡi công nghệ mới nhất hiện nay
bảng phân tích lâu r. cập nhật thêm nhé
Trả lờiXóa-------------------------------------maycuacongnghiep-------------------------------------
Máy cưa xẻ gỗ tròn nhiều lưỡi
cám ơn chia sẻ của bạn nhé
Trả lờiXóaMáy cưa rong cạnh thẳng tốt nhất tại tphcm
bên mình cũng cung cấp mcbg, rất mong hợp tác
Trả lờiXóaMáy khoan ốc cam liên kết tốt nhất tại tphcm
tin tức gỗ tròn nhập khẩu
Trả lờiXóa----------------------------------------------funny----------------------------------------
Máy dán cạnh tự động đa chức năng tốt nhất tại tphcm
chi phí gỗ tròn nhập khẩu
Trả lờiXóa…………………………………….quoc duy…………………………………….
Máy phay mộng đa năng cnc 5 trục tốt nhất tại tphcm
bên mình cung cấp đầy đủ các loại áy chế biến gỗ hiện đại nhé!
Trả lờiXóamáy cưa rong ripsaw cạnh thẳng