CÁC THỊ TRƯỜNG NGUYÊN LIỆU GỖ NƯỚC NGOÀI
I. Nguồn nguyên liệu gỗ
Nguồn nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ dựa vào rừng tự nhiên là chính đã chuyển sang dựa vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng. Nếu như năm 1990 Việt Nam khai thác bình quan 1,8 triệu m3 khối gỗ một năm thì từ năm 2000 đến nay khai thác bình quân 300.000 m3 gỗ rừng tự nhiên. Để bù đắp lại mức thiếu hụt nguyên liệu, hàng năm Việt Nam nhập khoảng trên 1.000.000 m3 gỗ các loại để sản xuất hàng xuất khẩu.
Cho đến nay, nguồn gỗ nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là từ Malaysia (60 triệu USD), Lào (36 triệu USD), Campuchia (29 triệu USD), Indonesia (18 triệu USD).. Song thực tiễn nhiều năm qua đã chỉ ra: các quốc gia có rừng tự nhiên trong khu vực như Indonesia, Myanmar, Lào, Campuchia… ngày càng hạn chế tối đa việc khai thác xuất khẩu gỗ do nguồn tai nguyên rừng ngày càng cạn kiệt và do tác động từ các khuyến cáo của các tổ chức quốc tế. Hơn thế nữa, thế giới trong xu thế quản lý rừng thương mại đã có hàng loạt biện pháp, trong đó biện pháp hữu hiệu nhất là quản lý bằng hệ thống chứng chỉ được cấp với rừng trồng và được thế giới công nhận như hệ thống FSC (forest Stewardship Council) với 28 triệu ha; hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 với 103 triệu ha và Hội đồng chứng nhận rừng Châu Âu Pan (Pan European Forest Certification Council) với 43 triệu ha.
Sử dụng phổ biến nhất là hệ thống chứng chỉ của tổ chức FSC bởi ccs tiêu chí của tổ chức phi chính phủ này là: quản lý tài nguyên thế giới bền vững, vì những lợi ích lâu dài các mặt : xã hội, môi trường, kinh tế nhằm đảm bảo rừng trên thế giới được bảo vệ cho các thế hệ sau. Để vào được các thị trường lớn như EU, Mỹ, khối liên hiệp Anh, các sản phẩm gỗ xuất khẩu của các nước – trong đó có Việt Nam phải có một trong những chứng chỉ trên và thuận lợi nhất là sử dụng chứng chỉ FSC. do đó, việc cân nhắc nhập khẩu hàng gỗ từ các quốc gia có rừng FSC là một trong những tiêu chí lựa chọn thị trường nguyên liệu gỗ của Việt Nam. Thị trường gỗ của Malaysia, New zealand, Nam Phi và Mỹ chính là các ttr Việt Nam đang hướng tới. Bên cạnh đó, tiềm năng thị trường nguyên liệu gỗ của một số quốc gia khác như Brazil cũng nên được định hướng.
Malaysa là quốc gia trải rộng trên 3 khu vực gồm bán đảo Malaysia ở phía nam với 2 bang Sabah và Saravak. Tổng diện tích rừng của Malaysia tính đến cuối năm 2002 vào khoảng 20,2 triệu ha, chiếm 61,5% tổng diện tích đất của Malaysia. Ngoài ra, nếu tính cả 5,27 triệu ha diện tích cây trồng như cao su, cọ, dừa…, tổng diện tích của rừng Malaysia lên tới 25,47 triệu ha, hay 75,5% tổng diện tích đất đai.
Trước đòi hỏi của các nước nhập khẩu gỗ lớn yêu cầu phải có chứng nhận gỗ với các sản phẩm gỗ nhiệt đới, Hội đồng chứng nhận gỗ của Malaysia (MTCC) đã được thành lập vào năm 1999. Tất cả những công ty, tổ chức được MTCC cấp chứng chỉ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của MTCC và được phép sử dụng biểu tượng của MTCC như một đảm bảo rằng nguyên liệu gỗ được khai thác từ những cánh rừng được MTCC chứng nhận quản lý một cách bền vững.
Có thể nói, ngành công nghiệp gỗ của Malaysia đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước này và là nguồn thu ngoại tệ rất quan trọng của đất nước, bên cạnh việc tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ năm 2002 của Malaysia đạt 4,1 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2001 và chiếm 4,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Malaysia. Năm 2002, Malaysia có tổng cộng 5.450 nhà máy chế biến gỗ, sử dụng khoảng 337.000 lao động trong đó 1.087 nhà máy xẻ gỗ, 177 nhà máy sản xuất gỗ dán và lớp gỗ dán bề mặt, 334 nhà máy sản xuất gỗ tạo khuôn…
1. Tình hình xuất khẩu các loại gỗ nguyên liệu chủ yếu của Malaysia.
2. Tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Malaysia của Việt Nam
Do nguồn cung từ các khu rừng trong nước khong đủ, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng khá lớn gỗ nguyên liệu từ Malaysia.
3. Một số chính sách xuất khẩu nguyên liệu gỗ của Malaysia
Thuế xuất khẩu: Malaysia hầu như không đánh thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm gỗ nguyên liệu từ gỗ tròn và gỗ xẻ cao su xuất khẩu. Sau đay là biểu mẫu thuế xuất khẩu đối với các loại gỗ nguyên liệu của Malaysia:
Hạn ngạch xuất khẩu: Kể từ ngày 01/02/2002, Chính phủ
Malaysia đã bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu gỗ xẻ cao su nhằm dành lại thị
trường Việt Nam và Trung Quốc (Việt Nam và Trung Quốc đã chuyển sang
nhập khẩu gỗ xẻ cao su của Thái Lan, Indonesia sau khi Malaysia thiết
lập hạn ngạch xuất khẩu gỗ xẻ cao su nưam 1998).
Hiện nay chính phủ Malaysia quy định hạn ngạch xuất khẩu gỗ tròn ở mức 5.000.000 m3/năm, trong đó bang Sabaha quy định hạn ngạch xuất khẩu gỗ tròn là 2.000.000 m3/năm.
Giấy phép xuất khẩu: cục công nghiệp gỗ Malaysia (MTIB) là tổ chức được cơ quan hải quan Hoàng gia Malaysia ủy quyền cấp giấy phép xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ. Theo quy định của Luật Hải quan Malaysia 1988, việc xuất khẩu một số loại gỗ và các sản phẩm gỗ cần phải có giấy phép xuất khẩu do MTIB cấp. Nhà xuất khẩu cũng cần phải đăng ký với MTIB.
Gõ tròn chỉ được cấp giấy phép xuất khẩu khi đường kính không quá 30cm (12 inch) và không thuộc các loại gỗ sau
Tất cả các loại gỗ tròn không thỏa mãn các điều kiện trên bị cấm
xuất khẩu. Riêng bán đảo Malaysia đã ngừng hoàn toàn việc xuất khẩu mọi
loại gỗ tròn từ năm 1985
4. Những khó khăn và thách thức của ngành xuất khẩu gỗ nguyên liệu ở Malaysia
Mặc dù hiện nay chính phủ Malaysia đang chú trọng đến việc phát triển các ngành chế biến sản phẩm gỗ hạ nguồn, xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế biến có giá trị gia tăng cao, giảm dần việc xuất khẩu gỗ nguyên liệu, song trong thời gian tới, chắc chắn Malaysia vẫn là một trong những nước xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới.
Malaysia vẫn là một thị trường rất quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu, do nguồn cung lơn, khoảng cách địa lý khá gần với Việt Nam, thuận tiện cho việc chuyên chở. Đặc biệt, Sabah và Sarawark là hai bang sản xuất và xuất khẩu gỗ lớn nhất của Malaysia nên các doanh nghiệp Việt Nam cần liên hệ với các công ty xuất khẩu gỗ (đặc biệt là gỗ tròn) tại hai bang này. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên mua nguyên liệu từ bang Sarawark vì bang Sabah hiện quy định hạn ngạch xuất khẩu ở mức 2.000.000 m3/năm.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam nên (nếu có thể) liên kết với nhau để nhập nguyên liệu gỗ từ Malaysia để giảm giá thành và các loại chi phí như chi phí giao dịch, cước vận chuyển, bảo hiểm… Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể nghiên cứu thành lập liên doanh với các doanh nghiệp Malaysia dưới hình thức các doanh nghiệp Malaysia xuất khẩu nguyên liệu gỗ sang Việt Nam để các liên doanh này chế biến xuất sang các thị trường thứ ba.
Để nắm rõ hơn các thông tin về thị trường gỗ nguyên liệu tại Malaysia các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ Việt Nam có thể liên lạc qua các địa chỉ sau đây:
1. Thương vụ Malaysia tại Việt Nam
Phòng 1208, tầng 12, Cao ốc Mê Linh
Số 2 Ngô Đức kế, Q1. TPHCM
ĐT: 8.299.023/8.293.123
Fax: 8.231.882
E-mail: matrade@fmail.vnn.vn
2. Thương vụ Việt Nam tại Malaysia
No 4, Persianran Stonnor, 50450 Kuala Lumpur
ĐT: 603-2141-4692
Fax: 603-2141-4696
E-mail: my@mot.gov.vn
3. Cục công nghiệp gỗ Malaysia (Malaysia Timber Industry boarsd)
Level 13-17, Menars PGRM
No.8 Jalan Pudu Ulu, Cheras
P.O. Box 10887, 50728 Kuala Lumpur, Malaysia
ĐT: 603-92851477/1744 hoặc 603-9200 3769
E-mail: verificas@mtib.gov.my
Website: www.mtib.gov.my
4. Hiệp hội gỗ Malaysia
19B, 19th Floor Menara PGRM
8 Jalan Pudu Ulu Cheras
56100 Kuala Lumpur Malayssia
ĐT: 603-9282 – 1778
FAx: 603-9282-1789
E-mail: mvia@tm.net.my
5. Hiệp hội các nhà xuất khẩu gỗ Malaysia
19C, 19th Floor Menara PGRM
8 Jalan Pudu Ulu Cheras
56100 Kuala Lumpur Malaysia
ĐT: 603-9284 7443 / 7445
Fax: 603-9282 6059
E-mail: ppkm@tm.net.my
6. Hiệp hội các ngành công nghiệp gỗ Sabah
Lct 25 & 26,Blog E
Tkt.1, Phase III, Darmai Plaza, P.O. Box. 20317, 88760 Luyang, Kota Kinabalu, Sabah
ĐT: 6082-332222
Fax: 6082-487888/999
E-mail: sta@staa. org.my
7. Hiệp hội gỗ Sarawark
Tkt. 11, Wisma STA, Jin, Datuk Abang Abdul Rahim, 93450 Kuching, Sarawark
ĐT: 6082-332222
Fax: 6082-487888/999
E-mail: sta@staa. org.my
Website: www.sta. org.my
8. Hiệp hội gỗ cao su Malaysia
21/A-01, Bgn, T.G.H
JIn. Tarning Sari, 75400 Melaka
ĐT: 606-4486100.4486199
Fax: 606-4486330
Ngoài ra các doanh nghiệp cũng có thể liên hệ với Vụ Châu Á – Thái Bình Dương, cục xúc tiến Thương mại - Bộ Thương mại để biết thêm thông tin về thị trường Malaysia.
III. Thị trường nguyên liệu gỗ New Zealand
1. Tình hình thị trường
New Zealand là nhà cung cấp hàng đầu thế giới đối với mặt hàng gỗ nguyên liệu bởi các lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như các ưu tiên cho nghiên cứu và phát triển cải tiến công nghệ lâm nghiệp. New Zealand là một trong những nước trồng gỗ thông loán nhất thế giới, đồng thời là nhà cung cấp hàng đầu thế giới đối với các sản phẩm gỗ thông với nhiều lợi thế cạnh tranh. Là đất nước được che phủ bởi 6 triệu ha rừng bảo vệ mà hầu hết là những diện tích thuộc về công viên quốc gia, trong đó diện tích rừng trồng chiếm 1,8 triệu ha. Gỗ thông chiếm 90% diện tích rừng trồng (1,6 triệu ha). Khối lượng gỗ tròn thu hoạch từ rừng trồng của New Zealand đã tăng nhanh chóng trong vòng những năm qua với sản lượng khoảng 20 triệu m3/năm. Việc trồng mới cho phép lượng gỗ thu hoạch tiếp tục tăng trong nhiều thập kỷ tới, đưa New Zealand lên vị trí quan trọng trong các nhà cung cấp gỗ thông cho thị trường thế giới.
Gỗ tròn chưa xẻ: năm 2002, New Zealand đã xuất khẩu 756 triệu NZ$ gỗ tròn - khoảng 6,1 triệu m3 (chiếm 20% tổng lượng gỗ xuất khẩu), chủ yếu tới các thị trường như Hàn Quốc (409 triệu NZ$), Nhật (158 triệu NZ$), Trung Quốc (119 triệu NZ$)… Việt Nam đứng hàng thứ 9 trong số các nước nhập khẩu gỗ tròn từ New Zealand. Việc xuất khẩu gỗ tròn sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới do các hoạt động trồng và khai thác tăng. Chính phủ New Zealand dự kiến tiềm năng khai thác gỗ của đất nước này đến năm 2015 là 35 triệu m3 và con số này sẽ lên tới 50 triệu m3 trong năm 2025. gỗ tròn xuất khẩu được sử dụng để sản xuất gỗ dán, bột gỗ, giấy, sản phẩm đóng gói, gỗ xẻ và các sản phẩm bìa ghép.
Gỗ xẻ: Khoảng 70% gỗ tròn thu hoạch của New Zealand được chuyển thành gỗ xẻ, các sản phẩm gỗ chế biến, các sản phẩm gỗ ép nhựa, gỗ dán, các sản phẩm gỗ xây dựng, bột gỗ và giấy… Các sản phẩm gỗ ép và gỗ tái chế là ngành công nghiệp có ý nghĩa quan trọng và đang tăng trưởng của New Zealand. Khối lượng gỗ xuất khẩu gỗ xẻ năm 2002 là 1,7 triệu m3. New Zealand là nhà cung cấp chủ yếu đối với gỗ thông xẻ, gỗ đúc thờ, gỗ bột sang Mỹ, là nhà cung cấp chủ yếu đối với gỗ xây dựng và gỗ tầng ngoại thất cho Ôxtrâylia và đã trở thành nhà cung cấp gỗ trang trí mặt ngoài cho các nước Châu Á.
Các sản phẩm gỗ chế biến: bao gồm tấm ép LVL, MDF, gỗ dán, bột gỗ, các sản phẩm nội thất xây dựng (tủ, cửa sổ, gỗ lát trần và lát nền, thanh vịn cầu thang…) sản phẩm xây dựng ngoại thất, các sản phẩm gỗ dân dụng… Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến như tấm ép LVL, MDF hàng năm đạt khoảng 102 triệu NZ$, trong tổng mức sản lượng gỗ chế biến hàng năm là 1,1 tỷ NZ$.
Các thị trường xuất khẩu chính gồm: Mỹ, Ôxtraylia, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin, Việt Nam và các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương khác.
Việc đổi mới và áp dụng rộng rãi công nghệ lâm nghiệp hiện đại qua nhiều năm đã cho phép đặt New Zealand vào vị trí quốc tế trong việc cung cấp dài hạn gỗ thông có thớ với độ dài lớn. Tỷ trọng các sản phẩm gỗ Clearwood tiếp tục tăng trưởng một cách đều đạn. Ngành công nghiệp gỗ New Zealand vì vậy có khả năng chào bán quốc tế với khối lượng ổn định các sản phẩm gỗ xẻ và gỗ tái chế đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng về đồ gỗ, đồ gỗ gia dụng các sản phẩm nghệ thuật nội thất.
Cơ cấu của ngành công nghiệp gỗ New Zealand, ngành công nghiệp chế biến gỗ và cưa gỗ bao gồm các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp công. Tất cả hoạt động và buôn bán như là những đơn vị thực thể kinh doanh, có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, phát triển thị trường và cung cấp cho khách hàng nước ngoài.
Liên đoàn công nghiệp gỗ New Zealand và Hiệp hội các nhà chế biến gỗ thông là các đại diện cho các nhà cưa gỗ và chế biến gỗ. Hội đồng công nghiệp rừng New Zealand cũng hỗ trợ cho các công ty hoạt động trong các lĩnh vực này.
Khoảng 1/3 sản lượng gỗ khai thác hàng năm của New Zealand dành cho xuất khẩu phần \còn lại được chế biến sau đó tieê dùng trong nước và xuất khẩu sản phẩm gỗ. New Zealand và các nhà đầu tư quốc tế đang nám giữ những cơ hội và triển vọng trong các lĩnh vực chế biến và sản xuất gỗ, thông qua việc phát triển và mở rộng các nhà máy sản xuất các sản phẩm gỗ đặc, MDF, LVL và hàng hoạt các sản phẩm tái chế chính xác. Chắc chắn rằng các sản phẩm gỗ thờ đang tăng lên gần đây sẽ cung cấp đầy đủ hơn cho nhu cầu trong tương lai.
Một số lượng lớn các công ty vừa và nhỏ của New Zealand cung cấp cho nhu cầu thị trường trong nước. Việc xuất khẩu hầu hết là do các doanh nghiệp chế biến quy mô lớn thực hiện và xuất khẩu trên 71% tổng sản lượng.
2. Những vấn đề cần lưu ý khi nhập khẩu gỗ từ New Zealand
Chiến lược dài hạn New Zealand là hỗ trợ nhằm tạo ra một ngành công nghiệp gỗ đạt giá trị khai thác và chế biến gỗ là 20 tỷ NZ$ thông qua những sáng kiến nhằm tối đa hóa giá trị nguồn gỗ thông hiện tại. Cụ thể là xây dnựg những chiến lược phát triển của các nhóm để phát triển xuất khẩu tới các thị trường trọng điểm là thị trường Mỹ, Châu Á, EU các nước nam Thái Bình Dương và Trung Đông, xây dựng hệ thống liên kết quốc tê, dỡ bỏ những rào cản phát triển để thu hút đầu tư nước ngoài và xây dựng các chương trình hỗ trợ ngành công nghiệp này. Vì vậy, khả năng cung cấp gỗ nguyên liệu của New Zealand là đầy triển vọng cho các nhà nhập khẩu Việt Nam. Tuy nhiên khi nhập khẩu gỗ từ New Zealand các doanh nghiệp nên lưu ý một số vấn đề sau:
Diện tích rừng trồng của Nam Phí khoảng 1,33 triệu ha, chiếm 1,1% tổng diện tích đất của Nam Phí và dưới 0,1 diện tích rừng trồng của thế giới. tuy niên Nam Phí sản xuất 0,5% sản lượng gỗ tròn (roundwood). Năng suất cao hơn gấp 5 lần mức trung bình của thế giới. ¾ diện tích rừng trồng được phê chuẩn dưới sự quản lý rừng bền vững. Nam Phí cũng có một ngành công nghiệp sản xuất từ gỗ rừng phát triển rất cao.
Nam Phí là nước có lượng mưa hàng năm rất thấp.Do đó, diện tích rừng tự nhiên rất thấp. Rừng già tự nhiên chiếm 327.600 ha, mọc rải rác phân tán. Rừng tự nhiên có nhiều nhất ở Eastern Cape (140.000ha) tiếp theo là KwaZulu-Natal (91.200 ha), Western Cape (60.000 ha) và Nothern Province và Mpumalanga (35.000 ha). Phần lớn rừng tự nhiên thuộc sở hữu nhà nước.
Ngoài ra Nam Phí là một trong những nước đứng đầu thế giới về lĩnh vực quản lý, nghiên cứu trồng rừng. so với khối SADC và thế giới, khu vực kinh tế tư nhân tại Nam Phí đã đóng vai trò hàng đầu trong việc đầu tư trồng rừng và chế biễn gỗ mọt cách hiệu quả và bền vững. 70% diện tích rừng trồng và 90% cơ sở chế biến gỗ do tư nhân sở hữu từ một vài tập đoàn lớn như SAPI, MONDI FORESTRY cho đến hợp tác xã và tư nhân cá thể.
1. Rừng trồng
Hiện nay Nam Phi đang thực hiện chính sách quản lý rừng thương mại mang tính bền vững. Nam Phi là nước đứng đầu thế giới về việc cấp giấy chứng nhận mang tính thương mại với khoảng 75,5% diện tích rừng trồng (tương đương 1.006.500 ha) được chứng nhận là rừng chịu sự quản lý bền vững. Trong số đó 56,9% được cấp giấy chứng nhận FSC; 15% ISO 14001; 3,2% được cấp cả hai loại trên.
Nam Phí là nước có diện tích trồng rừng được chứng nhận lớn thứ 9 với khoảng 805.000 ha nhưng có diện tích trồng cây rừng nhập ngoại được chứng nhận lớn nhất. Các công ty Nam Phi cũng là những công ty đầu tiên được FSC chứng nhận. 3. Tiếp cận thị trường gỗ nguyên liệu Nam Phi
Trong những năm gần đây, do yêu cầu nghiêm ngặt đối với việc bảo vệ môi trường các nhà nhập khẩu gỗ Việt Nam yêu cầu phải có giấy chứng nhận FSC, chứng minh việc sử dụng gỗ nguyên liệu từ rừng trồng. Do đó, Nam Phi đã trở thành một trong những thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu rất tiềm năng cho Việt Nam. Các loại gỗ Việt Nam nhập từ Nam Phi chủ yếu là các loại bạch đàn (bạch đàn đỏ, bạch đàn vàng, bạch đàn trắng), khuynh diệp và gỗ thông.
a. Các quy định pháp luật liên quan đến việc khai thác và xuất khẩu gỗ của Nam Phi
Thủ tục liên quan đến việc quản lý rừng tự nhiên, rừng trồng và khai thác, xin tham khảo các trang web www.forestry.co.za và www.foresters. org.za.
Thủ tục xuất khẩu bao gồm: Giấy chứng nhận FSC, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và giấy phép xuất khẩu.
b. Tiếp cận thị trường
Phường pháp tiếp cận hiệu quả nhất có thể là mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại các vùng nguyên liẹu gỗ của Nam Phi nằm tạo nên giá cạnh tranh thông qua các biện pháp cụ thể như tự đo quy cách gỗ (tiết kiệm được khoảng 50%) tự đóng hàng vào công-ten-nơ (tiết kiệm được khoảng 5%) tiếp cận và tìm được nhà cung cấp tận gốc với giá tốt nhất giảm chi phí chuyên chở trên bộ thông qua việc giao dịch trực tiếp với các nhà vận tải nước sở tại.
c. Những điểm cần lưu ý khi mua gỗ từ thị trường Nam Phi
Do cách xa về mặt địa lý nên cước tàu chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu giá nhập khẩu. Do đó các doanh nghiêp cần đầu tư tìm kiếm hãng tàu biển có chi phí cạnh tranh. Đồng thời giá cả chủ yếu bị chi phối bởi tỷ giá lên xuống giữa đồng USC và đồng Rand. Năm 2003 đồng Rand mạnh lên rất nhiều so với đồng USD. Do đó giá nhập khẩu cũng tăng lên.
Để đảm bảo được việc giao hàng kịp thời, doanh nghiệp cần có kế hoạch trước tối thiểu là 6 tháng do việc khai thác và chế biến (đối với trường hợp gỗ xẻ) cần thời gian và có nhiều khách hàng đặt mua.
Để biết thêm thông tin xin liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi, vụ Phi Châu Tây Nam Á - Bộ Thương mại, Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam hoặc tìm hiểu thông tin các trang web sau :
www.forestry.co.zs
www.foresters.org.za
www.sappi.co.za
www.mondiforests.co.zs
www.safcolprocessing.co.za
I. Nguồn nguyên liệu gỗ
Nguồn nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ dựa vào rừng tự nhiên là chính đã chuyển sang dựa vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng. Nếu như năm 1990 Việt Nam khai thác bình quan 1,8 triệu m3 khối gỗ một năm thì từ năm 2000 đến nay khai thác bình quân 300.000 m3 gỗ rừng tự nhiên. Để bù đắp lại mức thiếu hụt nguyên liệu, hàng năm Việt Nam nhập khoảng trên 1.000.000 m3 gỗ các loại để sản xuất hàng xuất khẩu.
Cho đến nay, nguồn gỗ nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là từ Malaysia (60 triệu USD), Lào (36 triệu USD), Campuchia (29 triệu USD), Indonesia (18 triệu USD).. Song thực tiễn nhiều năm qua đã chỉ ra: các quốc gia có rừng tự nhiên trong khu vực như Indonesia, Myanmar, Lào, Campuchia… ngày càng hạn chế tối đa việc khai thác xuất khẩu gỗ do nguồn tai nguyên rừng ngày càng cạn kiệt và do tác động từ các khuyến cáo của các tổ chức quốc tế. Hơn thế nữa, thế giới trong xu thế quản lý rừng thương mại đã có hàng loạt biện pháp, trong đó biện pháp hữu hiệu nhất là quản lý bằng hệ thống chứng chỉ được cấp với rừng trồng và được thế giới công nhận như hệ thống FSC (forest Stewardship Council) với 28 triệu ha; hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 với 103 triệu ha và Hội đồng chứng nhận rừng Châu Âu Pan (Pan European Forest Certification Council) với 43 triệu ha.
Sử dụng phổ biến nhất là hệ thống chứng chỉ của tổ chức FSC bởi ccs tiêu chí của tổ chức phi chính phủ này là: quản lý tài nguyên thế giới bền vững, vì những lợi ích lâu dài các mặt : xã hội, môi trường, kinh tế nhằm đảm bảo rừng trên thế giới được bảo vệ cho các thế hệ sau. Để vào được các thị trường lớn như EU, Mỹ, khối liên hiệp Anh, các sản phẩm gỗ xuất khẩu của các nước – trong đó có Việt Nam phải có một trong những chứng chỉ trên và thuận lợi nhất là sử dụng chứng chỉ FSC. do đó, việc cân nhắc nhập khẩu hàng gỗ từ các quốc gia có rừng FSC là một trong những tiêu chí lựa chọn thị trường nguyên liệu gỗ của Việt Nam. Thị trường gỗ của Malaysia, New zealand, Nam Phi và Mỹ chính là các ttr Việt Nam đang hướng tới. Bên cạnh đó, tiềm năng thị trường nguyên liệu gỗ của một số quốc gia khác như Brazil cũng nên được định hướng.
Kim ngạch nhập khẩu gỗ của Việt Nam từ các nước/khu vực
Đơn vị tính: 1.000 USD
Đơn vị tính: 1.000 USD
Nước khu vực
|
Năm 2000
|
Năm 2001
|
Năm 2002
|
Năm 2003
|
Campuchia Indonesia Lào Malaysia Thái Lan Singapore Đài Loan Niu-ze-land Mỹ Các nước khác |
11.698
20.431 36.024 27.560 9.295 11.018 4.361 2.796 745 27.654 |
17.580
22.718 34.778 30.438 5.753 2.779 6.399 4.154 4.934 31.779 |
28.022
14.475 36.181 61.448 11.114 5.222 11.265 8.885 16.658 54.417 |
28.9000
17.3000 59.550 17.3000 |
Tổng cộng |
151.582
|
161.312
|
149.687
|
250.000
|
Nguồn: Tổng cục thống kê
II. Thị trường nguyên liệu gỗ MalaysiaMalaysa là quốc gia trải rộng trên 3 khu vực gồm bán đảo Malaysia ở phía nam với 2 bang Sabah và Saravak. Tổng diện tích rừng của Malaysia tính đến cuối năm 2002 vào khoảng 20,2 triệu ha, chiếm 61,5% tổng diện tích đất của Malaysia. Ngoài ra, nếu tính cả 5,27 triệu ha diện tích cây trồng như cao su, cọ, dừa…, tổng diện tích của rừng Malaysia lên tới 25,47 triệu ha, hay 75,5% tổng diện tích đất đai.
Trước đòi hỏi của các nước nhập khẩu gỗ lớn yêu cầu phải có chứng nhận gỗ với các sản phẩm gỗ nhiệt đới, Hội đồng chứng nhận gỗ của Malaysia (MTCC) đã được thành lập vào năm 1999. Tất cả những công ty, tổ chức được MTCC cấp chứng chỉ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của MTCC và được phép sử dụng biểu tượng của MTCC như một đảm bảo rằng nguyên liệu gỗ được khai thác từ những cánh rừng được MTCC chứng nhận quản lý một cách bền vững.
Có thể nói, ngành công nghiệp gỗ của Malaysia đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước này và là nguồn thu ngoại tệ rất quan trọng của đất nước, bên cạnh việc tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ năm 2002 của Malaysia đạt 4,1 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2001 và chiếm 4,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Malaysia. Năm 2002, Malaysia có tổng cộng 5.450 nhà máy chế biến gỗ, sử dụng khoảng 337.000 lao động trong đó 1.087 nhà máy xẻ gỗ, 177 nhà máy sản xuất gỗ dán và lớp gỗ dán bề mặt, 334 nhà máy sản xuất gỗ tạo khuôn…
1. Tình hình xuất khẩu các loại gỗ nguyên liệu chủ yếu của Malaysia.
- Gỗ tròn: Gỗ tròn là một trong những mặt hàng xuất khẩu gỗ nguyên
liệu chính của Malaysia. Hiện Malaysia là nước xuất khẩu gỗ lớn nhất
thế giới chiếm 1/3 khối lượng gỗ tròn xuất khẩu của toàn thế giới. Tuy
nhiên tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Malaysia có xu hướng
giảm trong những năm gần đây. Năm 2002 Malaysia xuất khẩu 4,7 triệu m3
gỗ tròn (chiếm 20% sản lượng gỗ tròn của Malaysia), với kim ngạch 0,47
tỉ USD, tăng 17% so với năm 2001 nhưng giảm tới 30% so với năm 2000.
Ccs thị trường xuất khẩu gỗ tròn chính của Malaysia là Trung Quốc, Nhật
Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Bang Sarawark là bang sản xuất và xuất khẩu gỗ
tròn quan trọng nhất của Malaysia, chiếm 51,5% sản lượng gỗ tròn của
Malaysia. Bán đửo Malaysia ngừng xuất khẩu gỗ tròn kể từ năm 1985.
Các loại gỗ tròn xuất khẩu chính của Malaysia gồm: Meranti (Shorea spp), Selangan Batu (Shorea spp), Kerung (Dipterocarpus spp), Seraya (Parashorea spp). - Gỗ xẻ: Malaysia hiện cung cấp tới gần 30% sản lượng gỗ xẻ nhiệt
đới trong thương mại quốc tế. Năm 2002, xuất khẩu gỗ xẻ của Malaysia
đạt kim ngạch 0,6 tỷ USD (2,3 triệu m3, chiếm 50% sản lượng gỗ xẻ của
Malaysia) tăng 1% so với năm 2001 nhưng cũng giảm tới 28% so với năm
2000. Điều này do (1) nhu cầu của các thị trường lớn vẫn còn yếu; (2)
xu hướng giảm dần việc xuất khẩu gỗ nguyên liệu và tăng hàm lượng chế
biến của sản phẩm gỗ ở Đài Loan, hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Hà Lan.
Các loại gỗ xẻ xuất khẩu chính của Malaysia gồm: Meranti (shores spp), gỗ cứng tổng hợp, Keruing (Dipterocarpus spp), Alan (Shorea albida), Selangan Batu (Shorea spp). - Gỗ dán: Malaysia hiện là nước sản xuất và xuất khẩu gỗ dán lớn thứ hai thế giới (sau Indonesia). Xuất khẩu gỗ dán của Malaysia tăng trưởng mạnh trong vài năm trở lại đây và hiện là mặt hàng gỗ nguyên liệu có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Malaysia. Năm 2002, xuất khẩu gỗ dán của Malaysi đạt khối lượng 3,5 triệu m3 (chiếm 70% sản lượng của Malaysia), với kim ngạch gần 1 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2001. Hiện kim ngạch xuất khẩu gỗ dán chiếm gần 25% kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm gỗ dán chính của Malaysia. Sản phẩm gỗ dán chủ yếu của Malaysia là loại có kích thước tiêu chuẩn 1.220 mm x 2.440mm. Các thị trường xuất khẩu gỗ dán lớn của Malaysia là Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, Mỹ, Đài Loan, Anh.
- Lớp gỗ dán mặt (veneer): Xuất khẩu lớn gỗ dán mặt của Malaysia có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây do nguồn cung cấp gỗ thiếu hụt. Tuy vậy, Malaysia là nước sản xuất và xuất khẩu lớp gỗ dán mặt lớn nhất thế giới. Năm 2002, Malaysia xuất khẩu 0,6 triệu m3 gỗ dán mặt (chiếm 70% sản lượng của Malaysia), đạt kim ngạch xuất khẩu 114 triệu USD, giảm 10% so với năm 2001 và gần 50% so với năm 2000. Lớp gỗ dán mặt được xuất khẩu chủ yếu từ bang Sarawar (chiếm tới 64%). Do lớp gỗ dán mặt được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất gỗ dán nên thị trường xuất khẩu gỗ dán mặt chính của Malaysia là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.
- Gỗ tạo khuôn (Moulding): Gỗ tạo khuôn ngày càng trở thành một trong những mặt hàng gỗ nguêyn liệu xuất khẩu quan trọng của malaysia, phản ánh xu thế tăng hàm lượng chế biến trong các sản phẩm gỗ xuất khẩu của nước này. Năm 2002, xuất khẩu gỗ tạo khuôn của Malaysia đạt0,16 tỷ USD, giảm nhẹ 3% so với năm 2001. Các thị trường xuất khẩu gỗ tạo khuôn chính của Malaysia là Nhật Bản, Ôxtrâylia và Đài Loan.
2. Tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Malaysia của Việt Nam
Do nguồn cung từ các khu rừng trong nước khong đủ, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng khá lớn gỗ nguyên liệu từ Malaysia.
- Gỗ tròn: Năm 2003, Việt Nam nhập khẩu 201.963 m3 gỗ tròn từ Malaysia, tăng 120% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 4,8% kim ngạch xuất khẩu gỗ tròn cùng kỳ của Malaysia với thế giới.
- Gỗ xẻ: Năm 2003, Việt Nam nhập khẩu 8.523 m3 gỗ xẻ từ Malaysia, tăng 115,2% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 0,26% kim ngạch xuất khẩu gỗ xẻ cùng kỳ với thế giới.
- Gỗ dán: Kim ngạch xuất khẩu gỗ dán từ Malaysia sang Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2003 đạt 0,9 triệu USD (12.594 m3), giảm 30,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 0,2% kim ngạch xuất khẩu gỗ dán cùng kỳ của Malaysia với thế giới. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giảm là do giá xuất khẩu giảm, mặc dù lượng nhập khẩu tăng (tăng 126%)
- Lớp gỗ dán mặt: Năm 2003, Việt Nam nhập khẩu 356m3 lớp gỗ dán mặt từ Malaysia, tăng 388% so với cùng kỳ nưam 2002, chiếm 0,15% kim ngạch xuất khẩu lớp gỗ dán mặt cùng kỳ của Malaysia với thế giới.
- Gỗ tạo khuôn: Năm 2003, lượng gỗ tạo khuôn nhập khẩu từ Malaysia là 1.766 m3, giảm 39% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 0,5% kim ngạch xuất khẩu gỗ tạo khuôn cùng kỳ của Malaysia với thế giới.
3. Một số chính sách xuất khẩu nguyên liệu gỗ của Malaysia
Thuế xuất khẩu: Malaysia hầu như không đánh thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm gỗ nguyên liệu từ gỗ tròn và gỗ xẻ cao su xuất khẩu. Sau đay là biểu mẫu thuế xuất khẩu đối với các loại gỗ nguyên liệu của Malaysia:
Mặt hàng | Mã số Hải quan (HS) | Đơn vị | Thuế xuất khẩu |
Gỗ tròn Gỗ xẻ + Gỗ xẻ khác + Gỗ cao su Lớp gỗ dán mặt Gỗ dán Gỗ tạo khuôn |
44.03 44.07 44.08 44.12 44.09 |
m3 m3 m3 m3 m3 |
15% 0% 6RM 0% 0% 0% |
Hiện nay chính phủ Malaysia quy định hạn ngạch xuất khẩu gỗ tròn ở mức 5.000.000 m3/năm, trong đó bang Sabaha quy định hạn ngạch xuất khẩu gỗ tròn là 2.000.000 m3/năm.
Giấy phép xuất khẩu: cục công nghiệp gỗ Malaysia (MTIB) là tổ chức được cơ quan hải quan Hoàng gia Malaysia ủy quyền cấp giấy phép xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ. Theo quy định của Luật Hải quan Malaysia 1988, việc xuất khẩu một số loại gỗ và các sản phẩm gỗ cần phải có giấy phép xuất khẩu do MTIB cấp. Nhà xuất khẩu cũng cần phải đăng ký với MTIB.
Gõ tròn chỉ được cấp giấy phép xuất khẩu khi đường kính không quá 30cm (12 inch) và không thuộc các loại gỗ sau
Balau Durian Kelat Kulim Mengkulang Merpauh Sesendod |
Bintangor Jelutong Keledang Kungkur Meranti Merah Mersawa Simpoh |
Chengal Kapur Dempas Machang Meranti Puteh Nyatoh Terentang |
Damar Minyak Kasai Keruing Melunak Merbau Sepetir |
4. Những khó khăn và thách thức của ngành xuất khẩu gỗ nguyên liệu ở Malaysia
- Nguồn cung gỗ nguyên liệu đang ngày càng giảm: Cùng với những biện pháp nhằm quản lý rừng bền vững. Chính phủ Malaysia cũng đang giảm dần tỉ lệ khai thác rừng cho phép hàng năm. Nguồn gỗ khai thác giảm trong khi công suất chế biến gỗ của các nhà máy không ngừng tăng lên khiến cho một số nhà máy gặp tình trạng thiếu hụt gỗ nguyên liệu cho chế biến và để xuất khẩu. Để khắc phục tình trạng này, một số công ty Malaysia đã bắt đầu đầu tư vào ngành khai thác gỗ mua gỗ từ một số nước như: New Zealand và Papua New Guinea cũng như sử dụng nguyên liệu từ các đồn điền cao su, cọ của nước này.
- Giá nguyên liệu gỗ biến động và có xu hướng tăng: việc thiếu hụt nguồn cung gỗ cũng như tình trạng biến động của thị trường thế giới (chiến tranh Iraq, Indonesia cấm xuất khẩu gỗ tròn cuối năm 2001…) đã tác động tiêu cực đến giá gỗ nguyên liệu. Giá xuất khẩu loại gỗ Meranti đỏ sẫm thông dụng của Malaysia có xu hướng tăng khá trong thời gian qua đã làm giảm sức cạnh trạnh của loại gỗ này trên thị trường và nhiều doanh nghiệp Malaysia cũng như nước ngoài có xu hướng chuyển sang sử dụng gỗ cao su. Malaysia cũng đang nỗ lực quảng bá, marketing các loại gỗ khác kém thông dụng hơn như các loại gỗ trồng trong các đồn điền.
- Các chiến dịch chống sử dụng gỗ nhiệt đới do các tổ chức phi chính phủ (NGO) tiến hành: Sức ép từ chiến dịch chống sử dụng gỗ nhiệt đới của các NGO tại các nước nhập khẩu gỗ của Malaysia khiến ngành ck gỗ nhiệt đới của Malaysia gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí phải chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường khác.
- chương trình quản lý rừng bền vững: Đây là việc có liên quan đến chương tình chứng nhận gỗ của Malaysia. Hiện nhiều nước nhập khẩu nguyên liệu gõ yêu cầu phải có giấy chứng nhận gỗ nếu sản phẩm làm từ gỗ nhiệt đới. Nếu không có giấy chứng nhận gỗ được khai thác từ các khu rừng được quản lý tốt người nhập khẩu hoặc sử dụng có thể bị cấm nhập khẩu hoặc bị phạt tiền. Điều này đã khiến gỗ xuất khẩu của Malaysia kém lợi thế cạnh tranh so với các loại gỗ ôn đới xuất khẩu khác vì việc chứng nhận gỗ làm phát sinh thêm chi phí cho nhà xuất khẩu.
- Năng suất và hiệu quả khai thác cũng như chế biến gỗ xuất khẩu của Malaysia chưa cao: tỷ lệ phế phẩm trong ngành khai thác và chế biến gỗ của Malaysia còn khá cao (33% đối với gỗ xe, 44% đối với gỗ dán).
Mặc dù hiện nay chính phủ Malaysia đang chú trọng đến việc phát triển các ngành chế biến sản phẩm gỗ hạ nguồn, xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế biến có giá trị gia tăng cao, giảm dần việc xuất khẩu gỗ nguyên liệu, song trong thời gian tới, chắc chắn Malaysia vẫn là một trong những nước xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới.
Malaysia vẫn là một thị trường rất quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu, do nguồn cung lơn, khoảng cách địa lý khá gần với Việt Nam, thuận tiện cho việc chuyên chở. Đặc biệt, Sabah và Sarawark là hai bang sản xuất và xuất khẩu gỗ lớn nhất của Malaysia nên các doanh nghiệp Việt Nam cần liên hệ với các công ty xuất khẩu gỗ (đặc biệt là gỗ tròn) tại hai bang này. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên mua nguyên liệu từ bang Sarawark vì bang Sabah hiện quy định hạn ngạch xuất khẩu ở mức 2.000.000 m3/năm.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam nên (nếu có thể) liên kết với nhau để nhập nguyên liệu gỗ từ Malaysia để giảm giá thành và các loại chi phí như chi phí giao dịch, cước vận chuyển, bảo hiểm… Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể nghiên cứu thành lập liên doanh với các doanh nghiệp Malaysia dưới hình thức các doanh nghiệp Malaysia xuất khẩu nguyên liệu gỗ sang Việt Nam để các liên doanh này chế biến xuất sang các thị trường thứ ba.
Để nắm rõ hơn các thông tin về thị trường gỗ nguyên liệu tại Malaysia các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ Việt Nam có thể liên lạc qua các địa chỉ sau đây:
1. Thương vụ Malaysia tại Việt Nam
Phòng 1208, tầng 12, Cao ốc Mê Linh
Số 2 Ngô Đức kế, Q1. TPHCM
ĐT: 8.299.023/8.293.123
Fax: 8.231.882
E-mail: matrade@fmail.vnn.vn
2. Thương vụ Việt Nam tại Malaysia
No 4, Persianran Stonnor, 50450 Kuala Lumpur
ĐT: 603-2141-4692
Fax: 603-2141-4696
E-mail: my@mot.gov.vn
3. Cục công nghiệp gỗ Malaysia (Malaysia Timber Industry boarsd)
Level 13-17, Menars PGRM
No.8 Jalan Pudu Ulu, Cheras
P.O. Box 10887, 50728 Kuala Lumpur, Malaysia
ĐT: 603-92851477/1744 hoặc 603-9200 3769
E-mail: verificas@mtib.gov.my
Website: www.mtib.gov.my
4. Hiệp hội gỗ Malaysia
19B, 19th Floor Menara PGRM
8 Jalan Pudu Ulu Cheras
56100 Kuala Lumpur Malayssia
ĐT: 603-9282 – 1778
FAx: 603-9282-1789
E-mail: mvia@tm.net.my
5. Hiệp hội các nhà xuất khẩu gỗ Malaysia
19C, 19th Floor Menara PGRM
8 Jalan Pudu Ulu Cheras
56100 Kuala Lumpur Malaysia
ĐT: 603-9284 7443 / 7445
Fax: 603-9282 6059
E-mail: ppkm@tm.net.my
6. Hiệp hội các ngành công nghiệp gỗ Sabah
Lct 25 & 26,Blog E
Tkt.1, Phase III, Darmai Plaza, P.O. Box. 20317, 88760 Luyang, Kota Kinabalu, Sabah
ĐT: 6082-332222
Fax: 6082-487888/999
E-mail: sta@staa. org.my
7. Hiệp hội gỗ Sarawark
Tkt. 11, Wisma STA, Jin, Datuk Abang Abdul Rahim, 93450 Kuching, Sarawark
ĐT: 6082-332222
Fax: 6082-487888/999
E-mail: sta@staa. org.my
Website: www.sta. org.my
8. Hiệp hội gỗ cao su Malaysia
21/A-01, Bgn, T.G.H
JIn. Tarning Sari, 75400 Melaka
ĐT: 606-4486100.4486199
Fax: 606-4486330
Ngoài ra các doanh nghiệp cũng có thể liên hệ với Vụ Châu Á – Thái Bình Dương, cục xúc tiến Thương mại - Bộ Thương mại để biết thêm thông tin về thị trường Malaysia.
III. Thị trường nguyên liệu gỗ New Zealand
1. Tình hình thị trường
New Zealand là nhà cung cấp hàng đầu thế giới đối với mặt hàng gỗ nguyên liệu bởi các lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như các ưu tiên cho nghiên cứu và phát triển cải tiến công nghệ lâm nghiệp. New Zealand là một trong những nước trồng gỗ thông loán nhất thế giới, đồng thời là nhà cung cấp hàng đầu thế giới đối với các sản phẩm gỗ thông với nhiều lợi thế cạnh tranh. Là đất nước được che phủ bởi 6 triệu ha rừng bảo vệ mà hầu hết là những diện tích thuộc về công viên quốc gia, trong đó diện tích rừng trồng chiếm 1,8 triệu ha. Gỗ thông chiếm 90% diện tích rừng trồng (1,6 triệu ha). Khối lượng gỗ tròn thu hoạch từ rừng trồng của New Zealand đã tăng nhanh chóng trong vòng những năm qua với sản lượng khoảng 20 triệu m3/năm. Việc trồng mới cho phép lượng gỗ thu hoạch tiếp tục tăng trong nhiều thập kỷ tới, đưa New Zealand lên vị trí quan trọng trong các nhà cung cấp gỗ thông cho thị trường thế giới.
- Diện tích rừng trồng: 1,8 triệu ha
- Thu hoạch hàng năm: 19 triệu m3 gỗ
- Diện tích rừng mở rộng hàng năm: 40.000 ha
- Tổng giá trị sản lượng toàn ngành 2002: 5 tỷ NZ$
- Mức đóng góp vào GDP : 4%
- lao động sử dụng: 23.500
- Kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ hàng năm: 3,7 tỷ NZ$
- Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu: 12%
- Thị trường xuất khẩu lớn nhất : Ôxtrâylia
- Loại hàng hóa xuất khẩu cao nhất: Gỗ xe/Lumber, 1/3 giá trị xuất khẩu là gỗ tròn
- Xuất khẩu gỗ nguyên liệu gồm gỗ tròn, gỗ xẻ và các sản phẩm gỗ: 2,5 tỷ NZ% năm 2002; 2,15 tỷ NZ$ năm 2003 (năm tài chính tính đến tháng 10)
Gỗ tròn chưa xẻ: năm 2002, New Zealand đã xuất khẩu 756 triệu NZ$ gỗ tròn - khoảng 6,1 triệu m3 (chiếm 20% tổng lượng gỗ xuất khẩu), chủ yếu tới các thị trường như Hàn Quốc (409 triệu NZ$), Nhật (158 triệu NZ$), Trung Quốc (119 triệu NZ$)… Việt Nam đứng hàng thứ 9 trong số các nước nhập khẩu gỗ tròn từ New Zealand. Việc xuất khẩu gỗ tròn sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới do các hoạt động trồng và khai thác tăng. Chính phủ New Zealand dự kiến tiềm năng khai thác gỗ của đất nước này đến năm 2015 là 35 triệu m3 và con số này sẽ lên tới 50 triệu m3 trong năm 2025. gỗ tròn xuất khẩu được sử dụng để sản xuất gỗ dán, bột gỗ, giấy, sản phẩm đóng gói, gỗ xẻ và các sản phẩm bìa ghép.
Gỗ xẻ: Khoảng 70% gỗ tròn thu hoạch của New Zealand được chuyển thành gỗ xẻ, các sản phẩm gỗ chế biến, các sản phẩm gỗ ép nhựa, gỗ dán, các sản phẩm gỗ xây dựng, bột gỗ và giấy… Các sản phẩm gỗ ép và gỗ tái chế là ngành công nghiệp có ý nghĩa quan trọng và đang tăng trưởng của New Zealand. Khối lượng gỗ xuất khẩu gỗ xẻ năm 2002 là 1,7 triệu m3. New Zealand là nhà cung cấp chủ yếu đối với gỗ thông xẻ, gỗ đúc thờ, gỗ bột sang Mỹ, là nhà cung cấp chủ yếu đối với gỗ xây dựng và gỗ tầng ngoại thất cho Ôxtrâylia và đã trở thành nhà cung cấp gỗ trang trí mặt ngoài cho các nước Châu Á.
Các sản phẩm gỗ chế biến: bao gồm tấm ép LVL, MDF, gỗ dán, bột gỗ, các sản phẩm nội thất xây dựng (tủ, cửa sổ, gỗ lát trần và lát nền, thanh vịn cầu thang…) sản phẩm xây dựng ngoại thất, các sản phẩm gỗ dân dụng… Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến như tấm ép LVL, MDF hàng năm đạt khoảng 102 triệu NZ$, trong tổng mức sản lượng gỗ chế biến hàng năm là 1,1 tỷ NZ$.
Các thị trường xuất khẩu chính gồm: Mỹ, Ôxtraylia, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin, Việt Nam và các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương khác.
Việc đổi mới và áp dụng rộng rãi công nghệ lâm nghiệp hiện đại qua nhiều năm đã cho phép đặt New Zealand vào vị trí quốc tế trong việc cung cấp dài hạn gỗ thông có thớ với độ dài lớn. Tỷ trọng các sản phẩm gỗ Clearwood tiếp tục tăng trưởng một cách đều đạn. Ngành công nghiệp gỗ New Zealand vì vậy có khả năng chào bán quốc tế với khối lượng ổn định các sản phẩm gỗ xẻ và gỗ tái chế đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng về đồ gỗ, đồ gỗ gia dụng các sản phẩm nghệ thuật nội thất.
Cơ cấu của ngành công nghiệp gỗ New Zealand, ngành công nghiệp chế biến gỗ và cưa gỗ bao gồm các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp công. Tất cả hoạt động và buôn bán như là những đơn vị thực thể kinh doanh, có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, phát triển thị trường và cung cấp cho khách hàng nước ngoài.
Liên đoàn công nghiệp gỗ New Zealand và Hiệp hội các nhà chế biến gỗ thông là các đại diện cho các nhà cưa gỗ và chế biến gỗ. Hội đồng công nghiệp rừng New Zealand cũng hỗ trợ cho các công ty hoạt động trong các lĩnh vực này.
Khoảng 1/3 sản lượng gỗ khai thác hàng năm của New Zealand dành cho xuất khẩu phần \còn lại được chế biến sau đó tieê dùng trong nước và xuất khẩu sản phẩm gỗ. New Zealand và các nhà đầu tư quốc tế đang nám giữ những cơ hội và triển vọng trong các lĩnh vực chế biến và sản xuất gỗ, thông qua việc phát triển và mở rộng các nhà máy sản xuất các sản phẩm gỗ đặc, MDF, LVL và hàng hoạt các sản phẩm tái chế chính xác. Chắc chắn rằng các sản phẩm gỗ thờ đang tăng lên gần đây sẽ cung cấp đầy đủ hơn cho nhu cầu trong tương lai.
Một số lượng lớn các công ty vừa và nhỏ của New Zealand cung cấp cho nhu cầu thị trường trong nước. Việc xuất khẩu hầu hết là do các doanh nghiệp chế biến quy mô lớn thực hiện và xuất khẩu trên 71% tổng sản lượng.
2. Những vấn đề cần lưu ý khi nhập khẩu gỗ từ New Zealand
Chiến lược dài hạn New Zealand là hỗ trợ nhằm tạo ra một ngành công nghiệp gỗ đạt giá trị khai thác và chế biến gỗ là 20 tỷ NZ$ thông qua những sáng kiến nhằm tối đa hóa giá trị nguồn gỗ thông hiện tại. Cụ thể là xây dnựg những chiến lược phát triển của các nhóm để phát triển xuất khẩu tới các thị trường trọng điểm là thị trường Mỹ, Châu Á, EU các nước nam Thái Bình Dương và Trung Đông, xây dựng hệ thống liên kết quốc tê, dỡ bỏ những rào cản phát triển để thu hút đầu tư nước ngoài và xây dựng các chương trình hỗ trợ ngành công nghiệp này. Vì vậy, khả năng cung cấp gỗ nguyên liệu của New Zealand là đầy triển vọng cho các nhà nhập khẩu Việt Nam. Tuy nhiên khi nhập khẩu gỗ từ New Zealand các doanh nghiệp nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Điều kiện xuất khẩu gỗ: Gỗ tròn xuất khẩu của New Zealand là đối tượng chịu sự điều chỉnh của các quy định về vệ sính dịch tễ và các quy định khác của các nước nhập khẩu nên khả năng đáp ứng rất cao.
- Xếp hàng xuống tàu và vận chuyển thường sử dụng các phương tiện vận chuyển cỡ lớn từ 15.000 tấn trở lên. Vận chuyển lô hàng nhỏ do hai bên mau và bán cùng thỏa thuận.
- Việt Nam có khả năng liên doanh dưới hình thức nhập khẩu công nghệ và nguyên liệu gỗ từ New Zealand, sử dụng lao động và trình độ lành nghề của đội ngũ công nhân Việt Nam để sản xuất hàng thành phẩm,sau đó tìm kiếm thị trường xuất khẩu sang nước thứ 3 mà chủ yếu là sang Mỹ. Điều này mở ra những cơ hội hết sức thuận lợi cho ngành đồ gỗ Việt Nam trên cả hai khía cạnh nguồn nguyên liệu và thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể liên lạc với Vụ Châu Á – Thái Bình Dương và Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Thương mại hoặc đại diện thương mại cảu New Zealand tại Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh… để có thêm thông tin về thị trường gỗ của New Zealand cũng như qua một số địa chỉ liên lạc sau:
- 1. New Zealand Timber Industry Association
Wellington, New Zealand
Tel: + 64 4 473 5200
Fax: + 64 4 473 6536
E-mail: inquiries@nztif.co.nz
Website: www.nztif.co.nz
2. New Zealand Forest Owner’s Federation
Wellington, New Zealand
Tel: + 64 4 473 4769
Fax: + 64 4 499 8893
E-mail: robmcl@nzfoz.org.nz
Website: www.nzfoa.nzforestry.co.nz
3. Forest Reasearch Institute Industries Council
Rotorua, New Zealand
Tel: + 64 7 343 5899
Fax: + 64 7 348 0952
E-mail: info@forestrearch.co.nz
Website: www.forestrearch.co.nz
4. New Zealand Forest
Welling ton, New Zealand
Tel: +64 4 473 9220
Fax: + 64 4 473 9330
Website: www.nzfic.nzforestry.co.nz
5. Timber Industry Federation
Welling ton, New Zealand
Tel: + 64 4 473 5200
Fax: + 64 4 473 6536
E-mail: inquiries@nztif.co.nz
6. New Zealand Pine manufacturers’ Association
Tel: + 64 3 528 6006
Fax: + 64 3 528 6220
E-mail: nzpma@xtra.co.nz
Website: www.nzpra.org.nz
Diện tích rừng trồng của Nam Phí khoảng 1,33 triệu ha, chiếm 1,1% tổng diện tích đất của Nam Phí và dưới 0,1 diện tích rừng trồng của thế giới. tuy niên Nam Phí sản xuất 0,5% sản lượng gỗ tròn (roundwood). Năng suất cao hơn gấp 5 lần mức trung bình của thế giới. ¾ diện tích rừng trồng được phê chuẩn dưới sự quản lý rừng bền vững. Nam Phí cũng có một ngành công nghiệp sản xuất từ gỗ rừng phát triển rất cao.
Nam Phí là nước có lượng mưa hàng năm rất thấp.Do đó, diện tích rừng tự nhiên rất thấp. Rừng già tự nhiên chiếm 327.600 ha, mọc rải rác phân tán. Rừng tự nhiên có nhiều nhất ở Eastern Cape (140.000ha) tiếp theo là KwaZulu-Natal (91.200 ha), Western Cape (60.000 ha) và Nothern Province và Mpumalanga (35.000 ha). Phần lớn rừng tự nhiên thuộc sở hữu nhà nước.
Ngoài ra Nam Phí là một trong những nước đứng đầu thế giới về lĩnh vực quản lý, nghiên cứu trồng rừng. so với khối SADC và thế giới, khu vực kinh tế tư nhân tại Nam Phí đã đóng vai trò hàng đầu trong việc đầu tư trồng rừng và chế biễn gỗ mọt cách hiệu quả và bền vững. 70% diện tích rừng trồng và 90% cơ sở chế biến gỗ do tư nhân sở hữu từ một vài tập đoàn lớn như SAPI, MONDI FORESTRY cho đến hợp tác xã và tư nhân cá thể.
1. Rừng trồng
- Tình trạng sở hữu
- Phân vùng
- Chủng loại:
- Cơ cấu rừng trồng Tính đến năm 2001, trong 1,33 triệu ha rừng trồng Nam Phi có 53% diện tích trồng các loại gỗ mềm và 47% trồng các loại gỗ cứng. 38% diện tích trồng rừng dùng cho mục đích khai thác gỗ xẻ (saw-log); 57% để sản xuất bột gỗ, 7% để sản xuất gỗ hầm mỏ (mining-timber); 4% để sản xuất cọc (poles); gỗ diêm (matchwood) và các sản phẩm gỗ nhỏ khác.
- Sản lượng khai thác Sản lượng rừng trồng trung bình là 16m3/ha/năm đối với gỗ mềm và 21m3/ha/năm đối với gỗ bạch đàn, khuynh điệp và 10 m3/ha/năm đối với gỗ wattle. Trung bình mỗi năm diện tích khai thác là 80.000 ha và diện tích rừng trồng mới là 82.000 ha.
- Tình hình sản xuất gỗ Sản lượng gỗ tròn khai thác từ rừng năm 2000 là 16.680.000 m3, tương đương với 2,6 tỷ Rand, trong đó, gỗ chưa xẻ là 4.450.000 m3; bột gỗ 10.513.000 m3; gỗ hầm mỏ (mining timber) 710.000 m3, cọc gỗ (poles) 712.000 m3. Trị giá sản lượng gỗ tròn khai thác nêu trên là 2,6 tỷ Rand. Tổng giá trị ngành công nghiệp gồm giá trị gỗ tròn và các sản phẩm chế biến là 12,8 tỷ Rand, trong đó có 9,1 tỷ Rand trị giá của các sản phẩm làm từ bột gỗ.
Tổng diện tích rừng trồng Sở hữu nhà nước Sở hữu tư nhân (công ty) |
1.330.944 ha 395.751 ha (29,7%) 935.193 ha (70,3%) |
Tỉnh
|
Diện tích rừng trồng (ha)
|
% Tổng diện tích
|
||
Gỗ mềm
|
Gỗ cứng
|
Tổng diện tích
|
||
Eastern Cape Kwazulu-Natal Mpumalaga Limpopo Western Cape …….. |
128.895
164.795 318.624 25.255 69.636 ………. |
14.135
352.854 216.782 36.694 3.091 |
143.030
517.649 535.406 61.949 72.727 |
10,7%
38,9% 40,2% 4,7% 5,5% |
Tổng diện tích |
707.205
|
623.205
|
1.330.944
|
100%
|
Gỗ mềm Gỗ bạch đàn, khuynh điệp Gỗ Wattle Gỗ khác |
52,6% - 797 610 ha 39,3% - 597.964 ha 7,4% - 112 029 ha 0,7% - 10 535 ha |
Nam Phi hiện có khoảng 143 nhà máy chế biến gỗ, trong đó 137 nhà máy thuộc sở hữu tư nhân. Trong 143 nhà máy có 78 nhà máy xẻ gỗ, 12 nhà máy sản xuất đồ hầm mỏ, 29 nhà máy sản xuất gỗ cọc, 18 nhà máy sản xuất bột gỗ, giấy và ván, 2 nhà máy gỗ diêm và 4 nhà máy sản xuất than củi.
Ngành sản xuất sản phẩm gỗ rừng do khu vực tư nhân hóa kiểm soát. Nhà nước chỉ sở hữu 6 trong số 143 nhà máy sơ chế gỗ. Sản xuất giấy và bột gỗ là ngành lớn nhất ở Nam Phi, chiếm 71,1% doanh số của ngành sản xuất gỗ rừng Sapi và Mondi là hai trong số các công ty sản xuất giấy và bột gỗ lớn nhất ở Nam Phí có mạng lưới kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới.
Hiện nay Nam Phi đang thực hiện chính sách quản lý rừng thương mại mang tính bền vững. Nam Phi là nước đứng đầu thế giới về việc cấp giấy chứng nhận mang tính thương mại với khoảng 75,5% diện tích rừng trồng (tương đương 1.006.500 ha) được chứng nhận là rừng chịu sự quản lý bền vững. Trong số đó 56,9% được cấp giấy chứng nhận FSC; 15% ISO 14001; 3,2% được cấp cả hai loại trên.
Nam Phí là nước có diện tích trồng rừng được chứng nhận lớn thứ 9 với khoảng 805.000 ha nhưng có diện tích trồng cây rừng nhập ngoại được chứng nhận lớn nhất. Các công ty Nam Phi cũng là những công ty đầu tiên được FSC chứng nhận. 3. Tiếp cận thị trường gỗ nguyên liệu Nam Phi
Trong những năm gần đây, do yêu cầu nghiêm ngặt đối với việc bảo vệ môi trường các nhà nhập khẩu gỗ Việt Nam yêu cầu phải có giấy chứng nhận FSC, chứng minh việc sử dụng gỗ nguyên liệu từ rừng trồng. Do đó, Nam Phi đã trở thành một trong những thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu rất tiềm năng cho Việt Nam. Các loại gỗ Việt Nam nhập từ Nam Phi chủ yếu là các loại bạch đàn (bạch đàn đỏ, bạch đàn vàng, bạch đàn trắng), khuynh diệp và gỗ thông.
a. Các quy định pháp luật liên quan đến việc khai thác và xuất khẩu gỗ của Nam Phi
Thủ tục liên quan đến việc quản lý rừng tự nhiên, rừng trồng và khai thác, xin tham khảo các trang web www.forestry.co.za và www.foresters. org.za.
Thủ tục xuất khẩu bao gồm: Giấy chứng nhận FSC, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và giấy phép xuất khẩu.
b. Tiếp cận thị trường
Phường pháp tiếp cận hiệu quả nhất có thể là mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại các vùng nguyên liẹu gỗ của Nam Phi nằm tạo nên giá cạnh tranh thông qua các biện pháp cụ thể như tự đo quy cách gỗ (tiết kiệm được khoảng 50%) tự đóng hàng vào công-ten-nơ (tiết kiệm được khoảng 5%) tiếp cận và tìm được nhà cung cấp tận gốc với giá tốt nhất giảm chi phí chuyên chở trên bộ thông qua việc giao dịch trực tiếp với các nhà vận tải nước sở tại.
c. Những điểm cần lưu ý khi mua gỗ từ thị trường Nam Phi
Do cách xa về mặt địa lý nên cước tàu chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu giá nhập khẩu. Do đó các doanh nghiêp cần đầu tư tìm kiếm hãng tàu biển có chi phí cạnh tranh. Đồng thời giá cả chủ yếu bị chi phối bởi tỷ giá lên xuống giữa đồng USC và đồng Rand. Năm 2003 đồng Rand mạnh lên rất nhiều so với đồng USD. Do đó giá nhập khẩu cũng tăng lên.
Để đảm bảo được việc giao hàng kịp thời, doanh nghiệp cần có kế hoạch trước tối thiểu là 6 tháng do việc khai thác và chế biến (đối với trường hợp gỗ xẻ) cần thời gian và có nhiều khách hàng đặt mua.
Để biết thêm thông tin xin liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi, vụ Phi Châu Tây Nam Á - Bộ Thương mại, Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam hoặc tìm hiểu thông tin các trang web sau :
www.forestry.co.zs
www.foresters.org.za
www.sappi.co.za
www.mondiforests.co.zs
www.safcolprocessing.co.za
Gỗ nhập khẩu uy tín , chất lượng
Trả lờiXóaChuyền máy semac sản xuất cửa gỗ công nghiệp tự động hoàn toàn